HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH KẾ HOẠCH CHĂM SÓC BỆNH NHÂN NHI




TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÀNH TÂY
KHOA ĐIỀU DƯỠNG

KẾ HOẠCH CHĂM SÓC BỆNH NHI
(thực tập môn CSSK trẻ em II)
(đối tượng: CNĐD)

Phần 1: THU THẬP DỮ LIỆU
1.     Hành chính:
§  Họ và tên người bệnh:
§  Năm sinh:
§  Giới tính:
§  Nghề nghiệp:
§  Tôn giáo
§  Địa chỉ:
§  Điện thoại
2.     Ngày giờ nhập viện:
§  Ngày giờ vào viện:
§  Ngày giờ vào khoa:
3.     Lý do vào viện:
4.     Bệnh sử:
5.     Tiền sử:
§  Tiền sử bản thân:
§  Tiền sử gia đình:
6.     Chẩn đoán y khoa:
§  Chẩn đoán khi vào viện:
§  Chẩn đoán hiện tại:
7.     Tình trạng hiện tai:
§  Tổng trạng: đánh giá theo tiêu chuẩn BIM
+ chiều cao:
+ cân nặng:
§  Tri giác:
§  Da, niêm mạc:
§  Dấu hiệu sinh tồn:
§  Tuần hoàn:
§  Hô hấp
§  Tiêu hóa:
§  Tiết niệu:
§  Cơ xương khớp:
§  Thần kinh:
§  Tai – Mũi – Họng;
§  Răng – hàm – Mặt:
§  Dinh dưỡng;
§  Vệ sinh cá nhân;
§  Chế độ ngủ nghỉ:
§  Tâm lý:
§  An toàn cho bệnh nhân:
§  Các nhu cầu cơ bản khác:
8.     Hướng điều trị:
§  Y lệnh điều trị:
§  Y lệnh chăm sóc:
§  Phân cấp chăm sóc:
9.     Cận lâm sàng:
§  Xét nghiệm máu:
+ huyết học
+ Sinh hóa,…
§  Tổng phân tích nước tiểu:
§  Xét nghiệm phân:
§  Siêu âm:
§  Điện tim đồ (ECG):
§  X- Quang:
Tên xét nghiệm
Chỉ số bình thường
Kết quả
Đơn vị
Biện luận
































Phần 2: SO SÁNH THỰC TẾ LÂM SÀNG VÀ LÝ THUYẾT
1.     Dịch tễ học:
2.     Sinh lý bệnh:
3.     Triệu chứng học:

STT
TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
TRIỆU CHỨNG TRÊN LÝ THUYẾT
NHẬN XÉT (BIỆN LUẬN)
















Phần 3: THUỐC
1.     Điều dưỡng thuốc chung:
2.     Điều dưỡng cho từng loại thuốc:

STT
TÊN THUỐC
LIỀU LƯỢNG
TÁC DỤNG
ĐIỀU DƯỠNG THUỐC



§ Tác dụng chính
§ Tác dụng phụ

















Phần 4: Kế hoạch chăm sóc:

Nhận đinh (cơ sở chẩn đoán)
Chẩn đoán điều dưỡng
Mục tiêu mong chờ
Can thiệp điều dưỡng
Thực hiện KHCS
Đánh giá






























Phần 5: Giáo dục sức khỏe
1.     Khi bệnh nhân nằm viện
1.1.                     Phổ biến nội quy khoa phòng
1.2.                     Giải thích về bệnh (trong phạm vi cho phép)
1.3.                     Chế độ dùng thuốc
1.4.                     Chế độ dinh dưỡng
1.5.                     Chế độ ngủ nghỉ
1.6.                     Chế độ vệ sinh
1.7.                     Tâm lý
1.8.                    
2.     Khi bệnh nhân ra viện: (về nhà)
            Chế độ dùng thuốc
            Chế độ dinh dưỡng
            Chế độ ngủ nghỉ
            Chế độ làm việc, sinh hoạt
            Tái khám đúng hẹn hoặc khi có dấu hiệu bất thường
            ….

CHÚ Ý: HƯỚNG DẪN LÀM PHẦN 4
1.     Nhận định (cơ sở chẩn đoán):
Phần này sinh viên dựa trên kết quả của phần nhận định tình trạng hiện tại (phần 1-mục 7): chỉ ghi những vấn đề hiện có trên bệnh nhân mà là cơ sở để đưa ra chẩn đoán điều dưỡng tương ứng.
VD: chẩn đoán điều dưỡng: Bệnh nhân khó thở liên quan đến tình trạng tăng tiết đờm, co cứng cơ hô hấp do nhiễm trực khuẩn uốn ván.
Vậy phần nhận định sẽ lựa chọn những vấn đề để chứng minh ta có chẩn đoán điều dưỡng trên:
+ Bệnh nhân có co cứng cơ toàn thân, cứng hàm
+ Tăng tiết đờm nhiều
+ Nhịp thở ?, SPO2?
+ Da niêm mạc tím tái,…
2.     Chẩn đoán điều dưỡng = vấn đề hiện có hoặc tiềm tàng (nguy cơ) trên bệnh nhân + nguyên nhân (liên quan đến …)
3.     Mục tiêu mong chờ:  là điều mong chờ, kết quả cần đạt được, hướng đến khi chăm sóc người bệnh (chỉ có một mục tiêu duy nhất)
Ví dụ: Mục tiêu mong chờ cho chẩn đoán trên là: thông thoáng đường thở cho bệnh nhân hoặc bệnh nhân hết khó thở
4.     Lập KHCS (can thiệp điều dưỡng): là những việc cần làm trên bệnh nhân để cho người bệnh hết khó thở
Ví dụ: đối với chẩn đoán trên ta cần lập KHCS như sau:
+ Đánh giá tình trạng khó thở
+ Báo bác sĩ và phối hợp với bác sĩ mở KQ
+ Hút đờm nhớt, cho thở oxy hoặc thở máy theo y lênh
+ Thực hiện y lệnh thuốc
+ Theo dõi dấu hiệu sinh tồn, SPO2
5.     Thực hiện KHCS: sinh viên dựa trên nội dung của KHCS để thực hiện trên bệnh nhân, ở phần này sinh viên ghi cụ thể ngày giờ thực hiện, việc làm của mình.
Ví dụ: đối với chẩn đoán trên:
+ 8h: phối hợp với bác sĩ mở KQ trên bệnh nhân, theo dõi tình trạng chảy máy sau mở KQ.
+ 8h30: hút đờm nhớt cho bệnh nhân, cho thở oxy  theo y lệnh.
+ 8h50: thực hiện y lệnh thuốc: 
·        Huyết thanh giải độc tố SAT: 8000 đơn vị (tiêm dưới da)
·        Diazepam 0,5mg/kg/lần (tiêm tĩnh mạch)
·        Kháng sinh: Metronidazol: 500mg/lần hoặc penicillin G 1g/lần (tiêm tĩnh mạch)
     + Theo dõi sát dấu hiệu sinh tồn: nhịp thở, SPO2, huyết áp, nhiệt độ, mạch.
6.     Đánh giá: Sau 30 phút hoặc 2, 4 giờ tức là sau quá trình chăm sóc chăm sóc sinh viên đánh giá lại tình trạng của bệnh nhân tiến triển như thế nào và ghi cụ thể tình trạng hiện có của bệnh nhân sau chăm sóc.
Ví dụ: với chẩn đoán trên
Sau 1 giờ tình trạng bệnh nhân:
+ Bệnh nhân đã được khai thông đường thở, nhịp thở?, SPO2?, không có dấu hiệu chảy máu chân canul
+ Giảm co cứng cơ toàn thân
+ Dấu hiệu sinh tồn: M, HA, NT, T0
+ 9h tiếp tục theo dõi bệnh nhân
Lưu ý: khi nếu ra chẩn đoán ưu tiên thì không bao giờ có chẩn đoán là nguy cơ…, mà phải là vấn đề hiện đang có trên bệnh nhân mà phải giải quyết tức thì để cứu người bệnh. Còn Nguy cơ là những vấn đề có thể sẽ sảy ra trên bệnh nhân nếu điều trị và chăm sóc không tốt hoặc do diễn biến tình trạng của người bệnh.



HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH KẾ HOẠCH CHĂM SÓC BỆNH NHÂN NHI

Nhãn:

Đăng nhận xét

[blogger]
[blogger]

Author Name

MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.