|
BÁO CÁO THỰC TẬP
TỐT NGHIỆP
SINH VIÊN: NGUYỄN
NGỌC THỰC
LỚP : 12DDCĐLT
01
TỪ NGÀY : 18/11/2013 ĐẾN NGÀY 21/12/2013
PHẦN 1
LỜI NÓI ĐẦU
Bệnh viện Việt Đức Hà nội
Phẫu thuật Thần kinh Sọ não, phẫu thuật Tim mạch, phẫu
thuật Gan mật, phẫu thuật Tiêu hoá, phẫu thuật Chấn thương Chỉnh hình, phẫu
thuật Tiết niệu, phẫu thuật Nhi khoa, phẫu thuật cấp cứu và phẫu thuật các bệnh
nhân nhiễm khuẩn, Ghép tạng.
Ngày 7-1-1902, toàn quyền Paul Doumer ký
sắc lệnh thành lập Trường Đại Học Y Hà Nội và hai năm sau, bệnh viện thực hành
của trường được xây dựng với tên gọi là Nhà thương bản xứ (1904)
rồi sau này, bệnh viện mang các tên gọi khác nhau qua từng giai đoạn phát triển
của đất nước: Nhà thương bảo hộ (1906), Bệnh viện
Yersin(1943), Bệnh viện Phủ Doãn (1954), Bệnh viện Hữu nghị Việt
Nam - CHDC Đức (1958-1991) và Bệnh viện HN Việt Đức (hiện nay).
Là cái nôi của ngành ngoại khoa Việt Nam,
là một trung tâm phẫu thuật lớn nhất của cả nước, bệnh viện Việt - Đức gắn liền
với tên tuổi nhà phẫu thuật nổi tiếng Tôn Thất Tùng cùng phương pháp mổ gan
Việt Nam mang tên ông, đã được phổ biến rộng rãi trên thế giới trong gần 4 thập
kỷ qua.
Ngày nay, với 1.500 giường bệnh (QĐ641/QĐ
– BYT ngày 24/2/2010)chuyên về Ngoại khoa,
hơn 40 phòng mổ thuộc các chuyên ngành sâu về phẫu thuật được trang bị
hiện đại theo tiêu chuẩn của các nước tiên tiến: phẫu thuật Thần kinh Sọ não,
phẫu thuật Tim mạch, phẫu thuật Gan mật, phẫu thuật Tiêu hoá, phẫu thuật Chấn
thương Chỉnh hình, phẫu thuật Tiết niệu, phẫu thuật Nhi khoa, phẫu thuật cấp
cứu và phẫu thuật các bệnh nhân nhiễm khuẩn v.v... Cùng với đội ngũ các Giáo sư,
Tiến sỹ, các chuyên gia phẫu thuật và kỹ thuật viên được đào tạo cơ bản ở trong
và ngoài nước, bệnh viện đang phát huy truyền thống của cơ sở chuyên khoa đầu
ngành trong các lĩnh vực: triển khai và phổ biến các kỹ thuật ngoại khoa, đào
tạo các bác sỹ phẫu thuật, các bác sỹ gây mê hồi sức... Triển khai các đề tài
nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước và cấp Bộ, đặc biệt là mở rộng hợp tác quốc tế
với nhiều nước và nhiều tổ chức phi chính phủ ở các châu lục khác nhau trên
lĩnh vực Ngoại khoa. Nhằm xã hội hoá và đa dạng hoá các loại hình điều trị,
bệnh viện đã hoàn thiện Khoa Điều trị theo yêu cầu (1C), bao gồm hai phòng mổ,
một phòng khám trang bị đầy đủ hệ thống xét nghiệm hiện đại với hơn 200 giường
bố trí trong các phòng riêng biệt đầy đủ tiện nghi khép kín. Bệnh viện đã xây
dựng khu nhà nghỉ đáp ứng phần nào đó nhu cầu của bệnh nhân ngoại trú và người
nhà bệnh nhân.
Để đáp ứng phần nào nhu cầu đào tạo và cập
nhật thông tin về các hoạt động của một bệnh viện chuyên khoa phẫu thuật lớn
trong sự nghiệp bảo vệ sức khoẻ nhân dân của ngành y tế Việt Nam, qua mạng
Internet, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc một số hoạt động
chính của Bệnh viện Việt Đức - Hà Nội và hy vọng dịch vụ thông tin này bước đầu
đáp ứng phần nào sự quan tâm của bạn đọc trong và ngoài nước.
Quá trình phát triển
Bệnh viện HN Việt Đức được xây dựng năm
1906 trên diện tích mặt bằng 35.000m2, giữa trung tâm Thủ đô Hà Nội, từ năm
1946 do Bác sỹ Việt Nam quản lý.
Tên của Bệnh viện thay đổi qua từng thời
kỳ:
1906-1943: Nhà thương bảo hộ - Hôpital
indigène du Protectorat.
1943-1945: Bệnh viện Yersin.
1954-1958: Bệnh viện Phủ Doãn.
1958-1991: Bệnh viện HN Việt nam CHDC Đức.
1991- đến nay: Bệnh viện hữu nghị Việt
Đức .
Chức
năng nhiệm vụ
Bệnh viện Việt Đức là bệnh viện đại học,
chuyên ngành Ngoại khoa - tuyến cao nhất của cả nước. Mỗi năm trung bình khám
bệnh 200.000 ca, điều trị nội trú 35.000 ca, ngoại trú 31.000 ca, phẫu thuật
35.000 ca (trong đó có 30.000 ca mổ lớn). Tiếp nhận khám và điều trị các bệnh
nhân khó, phức tạp về các bệnh ngoại khoa, bệnh nhân bảo hiểm y tế do các cơ sở
y tế chuyển đến, điều trị theo yêu cầu (Người bệnh đến trực tiếp).
Bệnh viện thực hiện các nhiệm vụ chính sau
đây:
Cấp cứu khám chữa bệnh.
Đào tạo.
Nghiên cứu khoa học.
Chỉ đạo chuyên khoa.
Phòng bệnh.
Hợp tác quốc tế.
Quản lý kinh tế.
Hầu hết các kỹ thuật hiện đại về gây mê
hồi sức, các phẫu thuật lớn đều được tiến hành tại đây:
Cận lâm sàng: Chẩn đoán hình ảnh,
Chụp CT 64 lớp, Chụp PET CT ,
Chụp CT
xoắn ốc, MRI, Chụp mạch siêu chọn lọc, có can thiệp. Siêu âm màu 3 chiều, chụp
số hóa CR và DR, chụp mạch điều trị. Nội soi chẩn đoán/điều trị (Tiêu hoá
gan mật tụy...). Hoá sinh, Huyết học Truyền máu, Vi sinh, Giải phẫu bệnh v.v...
Lâm sàng: Phẫu thuật tiêu hoá (Ống
tiêu hoá, Gan, Mật, Tụy - trường phái mổ gan Tôn Thất Tùng); Phẫu thuật Tim
mạch (Các bệnh tim mạch mổ tim mở - Bắc cầu mạch vành, thay van tim...); Phẫu
thuật Chấn thương - Chỉnh hình (Chấn thương chi, thay khớp háng...); Phẫu thuật
Tiết niệu (Sỏi thận, niệu quản, bàng quang, ghép thận, tán sỏi ngoài cơ thể...);
Phẫu thuật Thần kinh (Chấn thương, u não, u tuỷ...), mổ nội soi, Laser trong
phẫu thuật và quang động học liệu pháp (PDT); Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ.
Tư vấn cho Bộ Y tế chỉ đạo các hoạt động
ngoại khoa, đào tạo cán bộ, chỉ đạo tuyến.
Quan hệ hợp tác khoa học với nhiều nước:
Đức, Nga, Trung Quốc, Pháp, Mỹ, Đài Loan, Italia, Cuba, Australia, Nhật, Thái
Lan, Lào, Singapore, Campuchia... Nhiều Giáo sư, Bác sỹ là cán bộ lãnh đạo của
các Hội Y học ở Việt Nam
đồng thời có tham gia trong nhiều Hội chuyên khoa quốc tế.
Hợp tác Quốc tế: Nhiều giáo sư, bác sỹ,
sinh viên nước ngoài đến trao đổi khoa học và thực tập tại Bệnh viện (Sinh viên
Pháp, Italia, Cuba, Anh, Australia, Ireland, Hà Lan, Mỹ, Lào,
Campuchia...
Những
thành tựu chính đạt được về chuyên môn
Các kỹ thuật mới về lâm sang.
Ghép tim, gan, thận từ người chết mất não.
Phẫu thuật cột sống bằng bơm ciment, đặt
lồng Titan.
Bắt vis nở đốt sống cho người bệnh loãng
xương.
Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt
lưng sử dụng METRx, vi phẫu.
Thay đĩa đệm nhân tạo chữ U trong điều trị
thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.
Ghép van tim
đồng loài, ghép tim.
Điều trị ngực
lõm bẩm sinh bằng phẫu thuật nội soi theo phương pháp Nuss.
Nong hẹp và
đặt stent động mạch thận.
Kỹ thuật ECMO
(máy hỗ trợ tim phổi).
Phẫu thuật
nội soi điều trị phồng động mạch chủ bụng dưới thận.
Kỹ thuật đặt
Catheter có cảm biến áp lực trong não đo ICP.
Kỹ thuật lấy phẩm dịch phế quản bằng
catheter hai nòng có bảo vệ đầu xa (Catheter combicath).
Phương pháp theo dõi huyết động liên tục
trong gây mê hồi sức (pulse contour continous cardiac output - PiCCO).
Đo áp lực nội sọ liên tục trong hồi sức
người bệnh sọ não.
Chẩn đoán và hồi sức chết não trên người
bệnh chấn thương sọ não.
Gây mê ghép gan, ghép tim.
Phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt toàn bộ do
ung thư tuyến tiền liệt khu trú.
Phẫu thuật cắt khối tá tụy kèm cắt gan
(HDPC) mở và nội soi.
Các kỹ thuật cận lâm sàng mới
Định lượng ammoniac trên huyết tương người
bệnh.
Kỹ thuật: T3, FT3, FT4, TSH.
Kỹ thuật TPPA.
Tìm chất kháng đông đường nội sinh.
Tìm chất kháng đông đường ngoại sinh.
Đếm hồng cầu lưới bằng máy đếm tự động.
Đếm tế bào nước dịch bằng máy đếm tự động.
Kỹ thuật đốt sóng cao tần điều trị u
gan.
Bệnh viện là một trong những cơ sở y tế
đầu tiên ở Việt Nam áp dụng các phương pháp điều trị ngoại khoa hiện đại như
ghép gan người lớn, ghép gan lấy từ người cho chết não, ghép tim từ người cho
chết não,ghép đa tạng lấy từ người cho chết não, mổ bắc cầu mạch vành, mổ u
tuyến yên không cần mở hộp sọ, mổ nội soi cột sống, phẫu thuật cột sống ít xâm
lấn, phẫu thuật nội soi ổ bụng, phẫu thuật cắt gan, phẫu thuật cắt khối tá tụy,
phẫu thuật nội soi não và một số phẫu thuật khác ngang tầm khu vực và thế
giới. Thực hiện thành công trên 70 ca ghép thận, 4 ca ghép gan và 1 số ca ghép
tim và van tim... Bệnh viện cũng là nơi đặt Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc
gia với nhiệm vụ tiếp nhận tạng hiến và điều phối nguồn hiến, ghép để các bệnh
viện thuận lợi hơn trong việc ghép tạng cho người bệnh trên toàn quốc.
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức là một bệnh
viện đầu ngành, là cái nôi chuyên ngành ngoại khoa của cả nước. Trong những năm
qua bệnh viện đã không ngừng phát triển, ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến, đạt
được nhiều thành tựu y học nổi bật trong các lĩnh vực: chẩn đoán hình ảnh, xét
nghiệm, hồi sức gây mê, ghép tạng, nội soi, phẫu thuật thần kinh, phẫu thuật
tim mạch, phẫu thuật tiêu hóa, gan, mật…
Dưới sự chỉ đạo của Bộ Y tế, bệnh viện đã
đạt được nhiều thành tựu trong việc thực hiện đề án 1816. Bệnh viện đã cử 168
cán bộ đến 26 bệnh viện các tỉnh, thực hiện 4594 ca thủ thuật, phẫu thuật tại
bệnh viện.
Địa chỉ: 40 Phố Tràng Thi - Hoàn Kiếm - Hà Nội -
Việt Nam .
Điện thoại: (844) 8.253.531 - Fax: (844) 8.248.308.
PHẦN 2
KHOA TẠO HÌNH VÀ HÀM MẶT VIỆT
ĐỨC
I. GIỚI THIỆU CHUNG
Phẫu thuật hàm mặt (Chirurgie
maxillo-faciale) là một chuyên ngành quan trọng của ngoại khoa, giải quyết các cấp cứu chấn
thương, vết thương cũng như các bệnh lý khối u, nhiễm trùng, dị tật bẩm sinh
của vùng đầu mặt cổ.
Bệnh viện Việt Đức là một bệnh viện ngoại
khoa đầu ngành của cả nước, đã tiến hành phẫu thuật thành công nhiều loại bệnh từ chân
tay, ngực bụng, tiết niệu sinh dục, tiêu hoá đến sọ não, thế nhưng phẫu thuật
đầu mặt cổ từ lâu nay vẫn còn bỏ ngỏ. Do đó sự có mặt của khoa phẫu thuật Hàm
mặt là cần thiết để có được kết quả điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.
Hiện nay tại bệnh viện Việt Đức hàng ngày
tiếp nhận khoảng 200 - 300 bệnh
nhân cấp cứu các loại trong đó đa phần là chấn thương, tai nạn giao thông và
lao động. Không ít bệnh nhân có các tổn thương phối hợp, đa chấn thương, chấn
thương hàm mặt, chấn thương sọ não, gãy xương lớn, chấn thương ngực bụng. Chúng
ta đã tiến hành phẫu thuật sớm cho kết quả rất tốt về sọ não, chấn thương,
tiêu hoá … và những bệnh nhân này cũng cần được phẫu thuật sớm về hàm mặt để tránh các biến chứng
sớm như suy hô hấp, chảy máu, biến chứng muộn như nhiễm trùng, cale lệch. Việc
mổ phối hợp điều trị sớm các chấn thương Hàm mặt, rút bớt số cuộc mổ, thuận lợi
cho chăm sóc sau mổ, giảm thời gian nằm viện cũng như hồi phục, tiết kiệm chi
phí cho bệnh nhân là cần thiết.
Phẫu thuật tạo hình (Chirurgie plastique
reconstructrice) và phẫu thuật hàm mặt luôn
đi cùng với nhau. Ngược lại lịch sử ngoại khoa ta thấy phẫu thuật tạo hình có
nguồn gốc từ phẫu thuật hàm mặt. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất 1914 - 1918
nhiều thương binh có các tổn thương như mất tai, mũi, môi, nửa mặt …, họ đều có
nhu cầu được tái tạo phục hồi lại cơ quan đã mất do đó sinh ra ngành phẫu thuật
tạo hình. Những phẫu thuật viên đầu tiên làm tạo hình là các phẫu thuật viên
hàm mặt.
Tuy ra đời sau nhưng phẫu thuật tạo hình
đã phát triển rất mạnh mẽ trong những thập kỷ gần đây. Hiện nay chúng ta thấy
phẫu thuật tạo hình có thể đứng riêng như một chuyên ngành hoặc có mặt trong khá
nhiều các chuyên khoa như chấn thương chỉnh hình (Traumatologie et orthopédie),
tai mũi họng, mắt, răng hàm mặt, ung thư...
Ví dụ:
Sửa chữa các tổn khuyết, di chứng
trong chấn thương
Tạo hình sau phẫu thuật ung thư: vú, hàm
mặt, thực quản…
Sửa chữa các dị tật bẩm sinh: Hàm mặt, chi
thể
Vi phẫu thuật: nối chi đứt rời, chuyển vạt
tự do, nối mạch trong ghép tạng.
Tại bệnh viện Việt Đức từ lâu các phẫu
thật tạo hình đã được thực hiện xen kẽ trong từng chuyên khoa nhưng chưa thật
có hệ thống trong khi đó thì nguồn bệnh nhân là vô cùng lớn và không ngừng gia
tăng do nhu cầu phát triển của xã hội. Việc thành lập khoa phẫu thuật tạo
hình và hàm mặt (Chirurgie plastique et maxillo-faciale) là xu hướng
tất yếu.
Ngày 01 tháng 3 năm 2006, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ra quyết
định thành lập khoa Phẫu thuật tạo hình và hàm mặt thuộc
bệnh viện Việt Đức.
II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA KHOA PHẪU
THUẬT HÀM MẶT - TẠO HÌNH
1. Điều trị bệnh nhân
1.1. Chấn thương hàm mặt
1. Vết thương vùng mặt đơn giản
2. Vết thương mặt phức tạp ( mi mắt,
mũi, tai, thần kinh VII, ống Stenon, ống lệ tỵ … )
3. Chấn thương răng
4. Trật khớp thái dương hàm
5. Gãy
xương hàm dưới
6. Gãy xương hàm dưới vùng lồi cầu
7. Gãy xương hàm trên (Lefort I-III )
8. Gãy
xương chính mũi và vùng quanh mũi (mắt mũi sàng )
9. Gãy xương gò má, cung tiếp
10. Vỡ
sàn ổ mắt, và xương ổ mắt
11. Vỡ
xoang hơi trán
12. Chấn
thương sọ mặt
13. Chấn
thương khác
1.2. Bệnh lý Hàm mặt
1. Phẫu thuật răng, Nhổ răng khó, ngầm,
răng khôn mọc lệch…
2. Khối u lành vùng Hàm mặt
3. Các khối u ác tính vùng Hàm mặt
4. Bệnh lý tuyến mang tai, dưới hàm,
dưới lưỡi, ống tuyến
5. Nạo vét hạch vùng cổ
6. Nhiễm
trùng hàm mặt
7. Bệnh lý hàm mặt HIV
8. Các bệnh lý khác
1.3. Dị tật bẩm sinh sọ - hàm mặt
1. Dị tật sọ hẹp
2. Khe hở môi vòm
3. Bất hài hòa hàm trên hàm dưới
4. Tạo hình cằm
5. Sụp mi bẩm sinh
6. Nang, kyst, dò bẩm sinh vùng đầu cổ
7. Các dị tật khác
1.4. Các bệnh lý da
1. Sẹo phì đại, sẹo lồi, di chứng chấn
thương
2. Khối u da lành tính
3. Khối u da ác tính
4. Loạn sản mạch máu
5. Bỏng và di chứng
6. Viêm
da sau xạ trị
7. Rối
loạn phân bố mỡ
8.
Nhiễm trùng da
9. Bệnh
lý da trên HIV
10.
Loét
11.
Bệnh lý khác
1.5. Phẫu
thuật vùng đầu cổ
1. Mất
da đầu
2. Điều trị hói, rụng tóc
3. Tạo hình tổn khuyết vành tai
4. Tạo hình tai
5. Tạo hình tổn khuyết mũi
6. Tạo hình mũi
7. Liệt mặt ngoại biên do thần kinh VII
8. Phẫu thuật điều trị lão hoá vùng đầu
mặt cổ
9. Tạo
hình tổn khuyết mi mắt
10. Tạo
hình mi
11. Tạo
hình tổn khuyết môi
12. Phẫu
thuật Tạo hình trong khối u, ung thư đầu mặt cổ
13. Bỏng
và di chứng
14. Bệnh
lý khác
1.6. Thân mình
1. Phì đại vú, tuyến vú
2. Thiểu sản vú
3. Phẫu thuật vú sa trễ
4. Dị dạng bẩm sinh vú, núm vú
5. Tạo hình vú sau cắt bỏ vú do ung thư
6. Thoát vị Sa lồi thành bụng Eventration
7. Tạo hình thành bụng
8. Điều trị quá tải mỡ khu trú
9. Cơ quan sinh dục ngoài nam giới
10. Cơ quan sinh dục ngoài nữ giới
11. Lệch lạc giới tính
12. Bỏng và di chứng
13. Bệnh lý khác
1.7. Chi dưới
1. Che phủ tổn khuyết chi dưới
2. Vá da mỏng, dầy
3. Che phủ bằng các vạt tại chỗ
4. Che phủ bằng các vạt có cuống
5. Che phủ bằng phương pháp giãn da
6. Che phủ bằng các vạt da cơ vi phẫu
thuật
7. Tổn khuyết vùng cẳng chân
8. Tổn khuyết mu chân
9. Tổn khuyết vùng gót
10 .Di chứng chấn thương chi dưới
11. Bỏng và di chứng
12. Bệnh lý khác
1.8. Chi trên
1. Tổn khuyết cẳng tay
2. Tổn khuyết bàn tay
3. Tổn khuyết ngón tay
4. Gãy xương bàn, đốt bàn, ngón
5. Tổn thưong gân gấp
6. Tổn thương hệ gân duỗi
7. Tổn thương đám rối thần kinh cánh tay
8. Điều trị di chứng liệt chi trên
9. Hội chứng chèn ép thần kinh chi trên
10. Trồng lại hoặc nối mạch, nối thần kinh
11. Tạo hình ngón cái
12. Bỏng vùng tay và di chứng
13. Bệnh Dupuytren
14. Bệnh tay do thấp
15. Dị
dạng bẩm sinh chi trên
16. Bệnh
lý khác
2. Đào tạo
Kết hợp đào tạo xây dựng đội ngũ hệ thống
các phẫu thuật viên làm tạo hình, vi phẫu mạch máu thần kinh tại các bệnh viện
tuyến dưới…tham gia chương trình bệnh viện vệ tinh của Việt-Đức.
Hợp tác với Bộ môn Phẫu thuật Tạo hình, Bộ
môn ngoại ĐH Y Hà nội đưa một số khái niệm cơ bản về sơ cứu bệnh nhân hàm mặt,
bỏng, khái niệm về phẫu thuật tạo hình …vào bài giảng cho sinh viên.
Cơ sở đào tạo các Bs Nội trú, cao học, chuyên khoa,
định hướng…
3. Nghiên cứu khoa học
- Ứng dụng các kỹ thuật mới trong điều trị
gãy xương vùng hàm mặt.
- Tạo hình che phủ vùng mặt.
- Vi phẫu thuật.
- Nghiên cứu giải phẫu, phẫu tích, ứng
dụng trong tạo hình.
- Nghiên cứu giải phẫu các vạt da mới
…
4. Chỉ đạo tuyến
- Chương trình phát triển phẫu thuật hàm
mặt trong việc xử lý cấp cứu bệnh nhân đa chấn thương, chấn thương sọ não,
bụng, gãy nhiều xương…
- Đào tạo phát triển kỹ thuật phẫu thuật
mạch máu, thần kinh vi phẫu…
5. Y tế dự phòng
- Khoa đã cùng với Bệnh viện tham gia các chương trình
y tế dự phòng của Chính phủ, B Y tế…
- Tham ra chương trình phòng chống tai nạn thương
tích, tai nạn giao thông… đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy.
6. Hợp tác trong nước và quốc tế
6.1. Hợp tác trong nước
Khoa kết hợp với nguồn lực là cán bộ nhà trường nhiều
năm kinh nghiệm trong phẫu thuật tạo hình, hàm mặt, vi phẫu thuật.
6.2. Hợp tác quốc tế
- Cử cán bộ đi đào tạo nước ngoài theo
chính sách của bệnh viện, Bộ Y tế, quan hệ riêng.
- Mời các Gs, Bs giỏi nước ngoài về mổ,
phát triển kỹ thuật.
- Mở các khoá học cấp bằng vn quốc tế như DIU de la technique
Microchirurgie.
- Hội thảo trong nước quốc tế.
- Tranh thủ viện trợ nước ngoài về trang
thiết bị, ví dụ xin APHP, Limoges Pháp, Nhật, Hàn quốc, Mỹ.
- Hướng dẫn sinh viên, nội trú nước ngoài
đến thăm quan, thực tập theo các chương trình hợp tác, đào tạo ví dụ của
Collegue Francais de la Chiurgie Plastique Recostructrice et Esthetique.
- Các chương trình nhân đạo.
7. Quản lý kinh tế
Khoa hoạt động thu, chi do bệnh viện quản
lý, trực tiếp là phòng tài chính kế toán, cùng với bệnh viện phối hợp chặt chẽ
với kiểm toán nhà nước nêu cao khẩu hiệu “Thu đúng thu đủ”.
8. Quản lý buồng bệnh
Tổng quản lý là điều dưỡng trưởng khoa
dưới sự giám sát của Ban chủ nhiệm khoa, Công đoàn, Đoàn Thanh niên chia ra
nhiều lĩnh vực như sau:
8.1.
Quản lý buồng bệnh
ĐDT khu vực điều hành các ĐDV quản lý các khu
vực sau:
- Sắp xếp buồng phòng sạch sẽ gọn gàng (giường,
cáng đúng quy định, biên chế…)
- Sắp xếp bệnh nhân nằm điều trị hợp lý
(cùng bệnh, cùng giới…)
- Phân công theo dõi bệnh nhân cụ thể
(người tiêm, băng, chăn ga…)
- Bố trí thời gian biểu hàng ngày hợp lý
(2h đi buồng 1 lần, trực trưa, trực đêm…)
- Phân công người đưa đón mổ, chụp chiếu
- Phân công trợ giúp chăm sóc kiểm tra
chăn ga quần áo, nước tiểu, gửi xét nghiệm …
8.2.
Quản lý thuốc, vật tư tiêu hao “VÀO ĐÚNG VÀO ĐỦ”
Đối
với quản lý dược của khoa:
- Nhân viên máy tính vào máy từ hồ sơ bệnh
án in lên phơi quản lý dược xác nhận trình trưởng khoa ký duyệt chuyển lên khoa
dược duyệt xong khoa dược chuyển về khoa, người quản lý dược nhận và bù vào tủ
trực và phát cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân ký nhận thuốc.
- Thuốc tủ trực được bàn giao cụ thể từng
mục, khoản cho người trực. Đêm trực có dùng thuốc nhân viên trực vào sổ thuốc
thêm, sáng hôm sau nhân viên máy tính vào máy.
- Trường hợp thuốc thừa, hết hạn… khoa sẽ
làm báo cáo có quản lý dược xác nhận vao trưởng khoa ký duyệt đêm trả lại khoa
dược.
- Đối với vật tư tiêu hao cũng được vào máy
in lên phơi và trưởng khoa ký duyệt chuyển phòng vật tư lĩnh về phát bù cho các
khu vực, có đối chiếu với cơ số cụ thể.
8.3.
Quản lý trang thiết bị y tế
- Việc quản lý trang thiết bị giao cho Đoàn
Thanh niên bảo hành, bảo dưỡng phối hợp với phòng vật tư kỹ thuật, nếu có hỏng
thì lập phiếu báo hỏng.
- Giao cho từng đoàn viên quản lý từng máy
cụ thể kèm theo lý lịch máy và nhật ký bảo hành, bảo dưỡng.
8.4.
Quản lý tài sản của khoa
Do trực tiếp ĐDT khoa quản lý kiểm tra
định kỳ 6 tháng một lần, đột xuất nếu có hỏng hóc, mất mát phải có báo cáo giải
trình, bổ xung hoặc sửa chữa kịp thời.
PHẦN
3
BỆNH
ÁN NGOẠI KHOA
I. Phần ghi của bác sỹ
1. Hành chính:
- Họ tên bệnh nhân: Nguyễn Thái Bình Tuổi 41 Giới tính:Nam
- Địa chỉ: xã Vân Nội – huyện Đông Anh – TP.
Hà Nội
- Họ tên bệnh nhân: Nguyễn Thái Bình Tuổi 41 Giới tính:
-
- Nghề nghiệp: Nông dân Dân tộc: Kinh
- Nơi làm việc: ………………………………………….
- Khi cần báo tin cho: vợ Trần Thị Hiền Trang cùng đc trên ĐT 098834554
- Ngày giờ vào viện: 20h30 ngày 23/11/2013
- Lý do vào viện: TNGT XM-OTO
2. Hỏi bệnh:
2.1. Bệnh sử:
- Lúc 17h30 ngày 23/11/2013, bệnh nhân bị ngã xe máy, ôtô
sau tai nạn bệnh nhân bất tỉnh được người đi đường đưa vào viện huyện Đông Anh
cấp cứu sau chuyển lên Bệnh viện Việt Đức.
2.2. Tiền sử:
- Bản thân: khoẻ mạnh
- Gia đình: khoẻ mạnh
3. Khám bệnh:
3.1. Toàn thân:
- Thể trạng trung bình
- Da, niêm mạc bình thường
- Hạch ngoại vi không sờ thấy, tuyến giáp không to
- M: 104 lần/ phút, HA 130/80 mmHg, nhiệt độ 36,6C
- Bn lơ mơ glassgow 11 điểm
- Không liệt thần kinh khu trú
- Đồng tử 2 bên đều 1,5ly
- Bụng mềm
- Ngực vững
- Tứ chi không biến dạng
- Xưng nề, biến dạng hàm dưới, chảy máu qua miệng
- Khám thấy xương hàm dưới gẫy 1 ổ
3.2. Các cơ quan khác:
- Các bộ phận khác chưa phát hiện bất thường
- Cận lâm sàng - X
quang: tim phổi bình thường Qx sọ mặt thẳng nghiêng thấy hình ảnh gẫy xương
hàm dưới
- Scaner sọ
não, hàm mặt:
+ Sọ não
không thấy tổ thương
+ Hàm mặt
hình ảnh gẫy xương hàm dưới
- Siêu âm
bụng bình thường
- Xét nghiệm máu: các chỉ số
trong giới hạn bình thường
4. Tóm tắt
bệnh án:
Bệnh nhân
nam, 41 tuổi, vào viện với lý do TNGT XM-OTO khám bệnh nhân không tỉnh g 11
điểm, biến dạng xương hàm dưới có chảy máu qua ổ gẫy, không suy hô hấp, nt
22l/1 phút,mạch 80l/phút, huyết áp 120/60mmhg bụng mềm ngược vững tứ chi không biến dạng siêu âm bụng BT sọ não
không thấy tt.
5. Chẩn đoán:
ĐCT: CT HM- GẪY XƯƠNG HÀM DƯỚI 1 Ổ, TD
CTSN
6. Tiên lượng:
- Tiên lượng: NẶNG
- Kháng sinh, giảm đau
- Cố định tạm thời bằng chỉ thếp cố định hàm dưới, chờ
mổ phiên
- Sau mổ dùng thuốc giảm đau, giảm nề, kháng sinh,
vitamin
- Dự kiến phẫu thuật kết xương hàm dưới bằng nẹp vis
II. Hồ sơ điều dưỡng
1. Hành chính: (trang 1)
- Họ tên bệnh nhân: Nguyễn Thái Bình Tuổi 41 Giới tính:Nam
- Địa chỉ: xã Vân Nội – huyện Đông Anh – TP.
Hà Nội
- Họ tên bệnh nhân: Nguyễn Thái Bình Tuổi 41 Giới tính:
-
- Nghề nghiệp: Nông dân Dân
tộc: Kinh
- Nơi làm việc: ………………………………………….
- Khi cần báo tin cho: vợ Trần Thị Hiền Trang cùng đc trên ĐT 098834554
- Ngày giờ vào viện: 20h30 ngày 23/11/2013
- Lý do vào viện: TNGT XM-OTO
2. Dự kiến chăm sóc: (trang 2)
2.1. Chăm sóc trước mổ:
- Y lệnh
bs………………………………………..
- Dinh dưỡng
……………………………………
- Chế độ vệ
sinh,…………………………………….
- Tinh thần
trước mổ………………………………………..
- Chuẩn bị trước
mổ,…………………………………………..
- Chuấn bị thủ
tục hành chính,………………………………….
2.2. Chăm sóc sau mổ:
- Thực hiện y lệnh…………………………………….
- Chăm sóc vết thương……………………………………
- Chế độ dinh dưỡng,……………………………………….
- Chăm sóc về tinh thần,…………………………………………
- Chế độ vệ sinh,…………………………………………………
2.3. Tư vấn trước khi ra viện……………………………………
3. Phiếu chăm sóc:
3.1. Đánh giá tình trạng người bệnh theo giờ về:
- Tri giác
- Dấu hiệu sinh tồn: M, Nhiệt độ, HA, NT
- Tình trạng vết mổ
- Dẫn lưu về mầu sắc, số lượng…..
- Ăn ngủ thế nào?
3.2. Các can thiệp điều dưỡng:
- Thực hiện y lệnh giờ nào
- Các can thiệp khác làm gì……….
- Ký tên xác nhận những can thiệp vừa làm
4. Phiếu ghi thuốc, dịch truyền:
- Ghi tên thuốc, dịch
- Hàm lượng
- Tốc độ
- Đường dùng
- Thời gian dùng
- Thời gian kết thúc
- Ký tên điều dưỡng thực hiện
5. Phiếu theo dõi tri giác: (theo thang điểm glassgow)
- Ghi chi tiết 1 giờ 1 lần (mắt, vận động, lời nói, PXAS)
- Ký tên xác nhận
6. Phiếu theo dõi ghi chế độ ăn khi nằm viện:
- Bữa sáng ăn,…….
- Bữa trưa ăn,…..
- Bữa chiều ăn,……..
- Bữa tối ăn,……………………
- Bữa phụ ăn,…………………….
- Ký tên điều dương hương dân ,giám sát
7. Phiếu theo dõi các loại dịch:
- Nước tiểu, màu sắc, số lượng
- Chất nôn…………..
- Dịch dẫn lưu………
- Phân……………..
8. Tổng kết ra viện:
- Tình trạng lúc ra viện…….
- Cảm tưởng khi nằm viện………..
- Hẹn khám lai……………
- Hướng dẫn chế độ ăn, vệ sinh răng miệng, cá
nhân………………..
PHẦN 4
TIẾP NHẬN, VÀO KHOA, CHUYỂN KHOA,
CHUYỂN VIỆN
I. Bệnh nhân đến cấp
cứu:
1. Tiếp đón, ghi thủ tục hành chính………………………………
2. Khám tổng thể bệnh nhân……………
+ Phân loại cấp cứu bệnh lý………………
+ Phân loại cấp cứu chấn thương…………………
3. Làm hồ sơ bệnh án
4. Chẩn đoán sơ bộ
+ Chỉ định các xét nghiệp cận lâm sàng (XN máu, chụp
phim, siêu âm…)
5. Người nhà đi tạm ứng viện phí
6. Chuyển vào phòng lưu theo dõi
7. Đưa bệnh nhân đi làm XN cận lâm sàng
8. Thực hiện y lệnh thuốc……………………..
9. Tổng hợp kết quả cận lâm sàng ,CT SCANER,SIÊU
ÂM,XQ…
10. Chẩn đoán xác định
Nếu:
- Không mổ cấp
cứu thì làm thủ tục vào đúng chuyên khoa
- Phải mổ thì
chuẩn bị mổ cấp cứu
- Nếu không vào
viện, không mổ thì làm thủ tục chuyển viện đúng quy định
11. Người nhà đi tạm ứng viện phí trước khi vào viện
- Liên hệ các khoa để chuyển bệnh nhân vào
điều trị
- Liên hệ phòng mổ để
chuyển bệnh nhân đi mổ
- Liên hệ tổ xe để chuyển
bệnh nhân đi các Bệnh viện
II. Tiếp đón bệnh nhân
đến khám bệnh không cấp cứu:
1. Tiếp đón bệnh nhân không có bảo hiểm y tế
- Ghi thông tin hành chính,……………………………………
- Phân loại và chuyển khám chuyên khoa……………..
2. Tiếp đón bệnh nhân có BHYT
- Ghi thông tin hành chính …….
- Nhập mã thể BHYT………………………
- Làm thủ tục giữ BHYT
- Đặt cọc tạm ứng
- Phân loại bệnh và chuyển khám chuyên khoa
3. Tiếp đón tại phòng khám chuyên khoa
- Xếp thứ tự theo máy tính
- Gọi tên bệnh nhân vào khám
- In các chỉ định của Bác sỹ
- Hướng dẫn bệnh nhân đi làm xét nghiêm cận lâm sàng
- Có kết quả thì kết luận
+ Không phải mổ cho đơn thuốc về uống
+ Nếu phải mổ làm hồ sơ để duyệt mổ theo kế hoạch
+ Chuyển khám chuyên khoa khác hoặc chuyển viện
(Bệnh nhân phải mổ sẽ xếp lịch mổ vào chiều thứ 5 hàng
tuần và nhập viện trước mổ 1 ngày)
III. Tiếp đón bệnh nhân
tại khoa điều trị, phòng mổ:
1. Điện thoại thông báo trước sẽ chuyển bệnh nhân
- Tên, tuổi, giới tính bệnh nhân……….
- Tình trạng bệnh nhân……….
2. Chuyển bệnh nhân đến khoa vừa liên hệ để bàn giao
- Bàn giao bệnh nhân, tình trạng toàn thân,dấu hiệu
sinh tồn……..
- Bàn giao hồ sơ bệnh án, phim ảnh,xét nghiệm……
- Bàn giao các y lệnh đã làm và chưa làm……..
- Bàn giao tài sản quần áo,chăn…
- Giơi thiệu sơ bộ về khoa bệnh nhân điều trị
- Ký sổ bàn giao bệnh nhân.
(trong quá trình điều trị có bất thường thì mời hội
chẩn chuyên khoa khác nếu cần làm thủ tục chuyển khoa theo đúng quy định)
IV. Tiếp đón bệnh nhân
chuyển viện:
1. Chuyển tiếp bệnh viện chuyên khoa
- Đăng ký khám bệnh như đến khám bình thường
- Khám mà không có chỉ đinh phẫu thuật thì làm thủ tục
chuyển viện
- Viết(in) giấy
chuyển viện có ký tên bs, đóng dấu
- Liên hệ xe cứu thương chuyển bệnh nhân nếu cần.
2. Chuyển về bệnh viện tuyến dưới
- Bệnh nhân sau khi đã mổ ổn định thì sẽ được chuyển
về bệnh viện tuyến dưới.
- Làm thủ tục thanh toán ra viện
- Viết giấy ra viện,chuyển viện.
- Giấy chứng nhận phẫu thuật, giấy chuyển viện ký tên
bs,đóng dấu.
3. Hẹn khám lại
- Bất thường khám lại ngay…….(theo từng chuyên khoa)
- Tư vấn giáo dục sức khỏe…….(theo từng chuyên khoa)
- Liên hệ phương tiện chuyển bệnh nhân nếu cần.
- Khám lại theo lịch khám của phẫu thuật viên đã PT
cho bệnh nhân.
- Hướng dẫn thủ tục khi khám lại cần đem theo(giấy ra
viện,chứng nhận PT,giấy chuyển viện…)
PHẦN 5
CÔNG VIỆC PHẢI LÀM CỦA CA TRỰC
(Một ca (tua) trực điều dưỡng tại phòng khám cấp cứu Bệnh viện Việt Đức)
I. Nhân
lực:
1. 01 Điều dưỡng trưởng tua trực (cột 1)
2. 01 Điều dưỡng phó tua trực (cột 2)
3. 08 Điều dưỡng viên
4. 01 Chợ giúp chăm sóc
II. Khu vực làm việc
gồm có:
1. Phòng tiếp đón: 01 điều dưỡng
2. Phòng theo dõi: 01 điều dưỡng
3. Phòng HS số1: 02 điều dưỡng
4. Phòng HS số2: 02 điều dưỡng
5. Phòng tiểu phẫu thuật: 01 điều dưỡng
6. Phòng điều trị 15A: 01 điều dưỡng
7. Phòng điều trị Trung tâm Hậu môn Trực tràng: 02
điều dưỡng
8. Cấp cứu ngoại viên: 01 điều dưỡng
III. Chức năng nhiệm vụ:
- Cấp cứu khám chữa bệnh.
- Đào tạo (hướng dẫn học sinh, sinh viên, học
viên các trường và nơi về học tập)
- Nghiên cứu khoa học (tham ra các công
trình nghiên cứu từ cấp cơ sở đến cấp nhà nước)
- Chỉ đạo chuyên khoa (chỉ đạo công tác
chuyên khoa cho các tuyến y tế cơ sở)
- Phòng bệnh (tham ra các chương trình
phòng bệnh quốc gia)
- Hợp tác quốc tế (hợp tác với các quốc
gia trong khu vực và quốc tế)
- Quản lý kinh tế (quản lý tài sản, vật tư y tế, thuốc
men).
1. Nhiệm vụ cụ thể:
1.1. Tại phòng tiếp đón:
- Tiếp đón người bệnh cấp cứu vào bất cứ
lúc nào trong bệnh viện cũng được tiếp đón và cấp cứu ngay; những khoa lâm sàng
không có buồng cấp cứu thì phải kết hợp với gia đình người bệnh đưa người bệnh
đến khoa cấp cứu ngay và xử trí kịp thời.
- Điều dưỡng phải chuẩn bị sẵn sàng phương
tiện cấp cứu khi có người bệnh cấp cứu phải thực hiện ngay nhiệm vụ tiếp
đón, lấy mạch, nhiệt độ, huyết áp... mời bác sĩ trực đến cấp cứu ngay.
- Bác sĩ thường trực phải khám xét khẩn
cấp và ra y lệnh xử lý kịp thời.
- Người bệnh trong tình
trạng nguy kịch phải tập trung sơ cứu, mời bác sĩ hồi sức hỗ trợ.
- Người bệnh có chỉ định
chuyển mổ (đẩy thẳng nhà mổ) cấp cứu hoặc chuyển khoa hồi sức sau mổ, phải vừa
chuyển vừa hồi sức.
- Người bệnh có chỉ định lâm sàng cần được
lựa chọn ưu tiên để tiến hành.
- Những trường hợp có vết thương phần mềm
phải làm hồ sơ xét nghiệm để làm TPT.
- Những trường hợp ra viện ngoài giờ hành
chính phải đóng dấu ra viện.
- Làm báo cáo thống kê về tai nạn thương
tích.
- Trực trả lời đường dây nóng của khoa.
- Hướng dẫn quy trình khám bệnh của bệnh
viện.
- Quản lý tài sản bệnh nhân không người
nhà
- Quản lý vật tư tiêu hao.
- Nhận bàn giao trực đúng giờ bàn giao gồm
có:
+ Tình trạng bệnh nhân
+ Thuốc và vật tư
+ Tình trạng máy và thiết bị y tế
+ Hồ sơ bệnh án
+ Những y lệnh đã làm và chưa làm
- Bác sĩ cấp cứu phải tập trung sơ cứu, hội
chẩn và xử trí kịp thời.
- Điều dưỡng tiếp đón có trách nhiệm đưa
người bệnh đã qua cơn nguy kịch đến phòng thích hợp theo chỉ định của bác sỹ và
bàn giao chu đáo cho điều dưỡng phòng nhận người bệnh cấp cứu.
1.2. Tại các phòng theo dõi, hồi sức 1, 2,
TPT, điều dưỡng có trách nhiệm:
- Theo dõi sát bệnh nhân có bất thường báo
Bs ngay
- Thực hiện y lệnh BS:
+ Làm các XN cận lâm sàng
+ Mời hội chẩn các chuyên khoa. VD: sản, mắt...
+ Làm thủ tục nhập viên, chuyển viện,mổ
cấp cứu
+ Hướng dẫn người nhà làm thủ tục BHYT
+ Liên hệ xe cứu thương, xe điện, xe cáng
để chuyển bệnh nhân
- Nhận bàn giao trực đúng giờ bàn giao gồm
có:
+ Tình trạng bệnh nhân
+ Thuốc và vật tư
+ Tình trạng máy và thiết bị y tế
+ Hồ sơ bệnh án
+ Những y lệnh đã làm và chưa làm...
1.3. Tại phòng HS1 theo dõi sát những bệnh
nhân nặng, thở máy:
- Bệnh nhân nặng báo cáo với BS ngay
- Quản lý thuốc
- Quản lý vật tư tiêu hao.
- Quản lý trang thiết bi y tế
- Thường trực cấp cứu ngoại viện
- Bàn giao đầy đủ cho ca làm việc tiếp
theo về:
+ Tình trạng bệnh nhân
+ Tình trạng máy thiết bị y tế
+ Vật tư tiêu hao
+ Tình
hình an ninh trật tự
+ Hồ
sơ bệnh án
+ Những
y lệnh đã làm và chưa làm từng bệnh
nhân.
1.4.
Người bệnh đang điều trị nội trú có diễn biến nặng:
-
Bác sĩ điều trị hoặc bác sĩ thường trực có trách nhiệm khám xét ngay, chẩn đoán,
tiên lượng và xử trí kịp thời chuyển ra khoa cấp cứu.
-
Trường hợp người bệnh có diễn biến nặng hoặc khi gia đình người bệnh yêu cầu:
điều dưỡng phải mời bác sĩ điều trị hoặc bác sĩ thường trực đến ngay.
-
Trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn của bác sĩ điều trị hoặc bác sĩ thường
trực phải xin hội chẩn gấp bác sỹ trực tham vấn chuyên môn.
1.5. Điều dưỡng trực cấp cứu có nhiệm vụ:
- Chuẩn bị: các dụng
cụ, thuốc và phương tiện cấp cứu sẵn sàng theo qui định; giường chiếu, chăn màn
sạch sẽ; quần áo, đồ dùng cho người bệnh cấp cứu sử dụng; sắp xếp theo dạng
thuốc, dễ thấy, dễ lấy; thuốc phải ghi rõ tên thuốc, hàm lượng, số lượng.
- Khẩn trương thực hiện
y lệnh theo đúng các quy trình kỹ thuật bệnh viện.
-
Theo dõi và chăm sóc người bệnh sát sao.
- Sau khi sử dụng,
thuốc phải được bổ sung đầy đủ theo số lượng quy định; bảo quản thuốc và dụng
cụ cấp cứu, giữ chìa khoá tủ thuốc cấp cứu, nhận và bàn giao thuốc, dụng cụ cấp cứu giữa các ca trực.
2. Công tác cấp cứu
ngoài bệnh viện:
- Tổ
chức cấp cứu: (gồm có 2 bs, 1bs ngoại, 1 bs gây mê, 2 điều dưỡng cấp cứu, 1 lái
xe cứu thương, 1 vận chuyển)
- Giám
đốc bệnh viện, BS trực cột 1 có trách nhiệm:
- Phân công người thường trực cấp cứu khi nhận được thông
tin yêu cầu cấp cứu người bệnh phải:
+ Hỏi rõ địa điểm, số
lượng người bệnh hoặc người bị nạn, tình trạng người bệnh hiện tại.
+ Cử đội cấp cứu khẩn
trương đi làm nhiệm vụ ngay.
- Tổ chức các đội cấp cứu, ngoại khoa sẵn sàng hoạt động ngoài bệnh viện:
+ Các thành viên đội cấp cứu được bồi
dưỡng thành thạo các kỹ thuật cấp cứu.
+ Có đủ phương tiện, dụng cụ y tế và thuốc
cấp cứu.
+ Có sổ ghi chép, phiếu garô, phiếu chuyển
viện, phiếu phân loại người bị nạn.
+ Có máy điện thoại di động
khu vực.
+ Có bản đồ hành chính khu
vực.
- Điều dưỡng thực
hiện:
+ Bảo đảm chất lượng, số lượng phương tiện, dụng
cụ, thuốc cấp cứu sẵn sàng lên đường ngay và có sổ ghi chép, các loại phiếu
theo quy định, sắp xếp ngăn nắp dễ thấy, dễ lấy.
- Tại điểm cấp cứu, thực hiện
ngay:
+ Lấy mạch, nhiệt độ, huyết
áp, nắm tình trạng người bị nạn.
+ Phân loại đánh giá, đánh dấu bệnh nhân
theo thứ tự ưu tiên.
+ Phụ bác sĩ làm các thủ
thuật cấp cứu,thực hiện y lênh.
PHẦN 6
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC
I. Phần hành chính
1. Họ tên bệnh nhân: ĐỖ MINH Q
2. Tuổi: 21
3. Giới: nam
4. Nghề nghiệp: sinh viên
5. Dân tộc: Kinh
7. Địa chỉ: tổ x, phường y, quận Hoàng Mai, thành phố
Hà Nội
8. Khi cần liên lạc với: (mẹ) Nguyễn Thị B. cùng địa
chỉ, sđt: 0912764xxx9.
Thời gian vào viện: ngày 2/12/2013
II. Phần Chuyên Môn
1. Lý do vào viện:
Đau và mất vận động chân phải sau tai nạn giao thông
2. Bệnh sử:
Ngày 2 tháng 12 năm 2013, bệnh nhân bị tai nạn ô tô –
xe máy. Bệnh nhân bị gãy hở cẳng chân phải, đã được mổ cấp cứu cố định ngoại vi
khung vòng tại bệnh viện đa khoa Thái Nguyên. Tới ngày 4 tháng 12 năm 2013 bệnh
nhân được chuyển lên bệnh viện Việt Đức.
Tình trạng lúc vào: Bệnh nhân tỉnh, ngực cứng, bụng
mềm, khung chậu vững, da niêm mạc nhợt, M: 82 lần/phút, HA: 110/70 mmHg, NT: 20
lần/phút, t°: 37º5.
3. Tiền sử:
- Bản thân: Đã phẫu thuật và điều trị tại Bệnh viện Đa
khoa Thái Nguyên, có sử dụng kháng sinh giảm đau, chống phù nề.
- Gia đình: chưa phát hiện gì đặc biệt
4. Chẩn đoán y khoa:
Sau mổ gãy hở 3B cẳng chân 3B P( cố
định khung Fessa)
5. Nhận định:
(Lúc 09 giờ 30 phút ngày 4 tháng 12 năm 2013)
5.1. Hỏi bệnh:
- Bệnh nhân rất mệt, mỏi khi phải nằm bất động.
- Bệnh nhân vẫn còn đau rất nhiều ở chỗ gãy, và ngủ
ít.
- Bệnh nhân lo lắng, sợ không đi lại bình thường được.
- Bệnh nhân ăn ít, không ăn rau
5.2. Quan sát:
- Bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc được, tri giác tốt
- Da xanh, niêm mạc nhợt
- Thể trạng của bệnh nhân bình thường
- Bệnh nhân đang tập vận động các ngón chân phải.
- Bệnh nhân đi đại tiểu tiện bình thường
5.3. Thăm khám:
- Vết mổ khô, da không tím, chân phải không có hiện
tượng phù
- M: 80 lần/phút, HA: 110/70 mmHg, NT: 19 lần/phút,
t°: 37º3
- Bụng mềm, không chướng, gan lách không sờ thấy
- Bệnh nhân tự thở được, nghe phổi không có ran
- Bệnh nhân chưa tự đi lại được, các ngón chân vận
động bình thường, không có tổn thương thần kinh ở chân phải
5.4. Tham khảo hồ sơ bệnh án:
- Cận lâm sàng: Hồng cầu: 3,38 G/l (4,3-5,8 G/l)
Bạch cầu: 8,32 G/l (4-10 G/l)
Xquang: gãy 1/3 giữa trên 2 xương cẳng chân phải
(Hình ảnh X-quang minh họa gãy hở
xương cẳng chân)
6. Chẩn đoán điều dưỡng:
6.1. Đau liên quan đến hậu quả phẫu thuật:
- Cơ sở chẩn đoán:
+ Bệnh nhân còn đau rất nhiều ở chỗ gãy,
+ Bệnh nhân lo lắng, sợ không đi lại bình thường được.
+ Bệnh nhân rất mệt mỏi khi phải nằm bất động.
- MT mong chờ:
Bệnh nhân đỡ
đau
6.2. Bệnh nhân ngủ ít được liên quan đến lo lắng về
bệnh tật và sự thay đổi môi trường sống.
- Cơ sở chẩn đoán:
+ Bệnh nhân vẫn còn đau rất nhiều ở chỗ gãy, và ngủ
ít.
+ Bệnh nhân ăn ít, không ăn rau
+ Bệnh nhân rất mệt, mỏi khi phải nằm bất động.
- MT mong chờ:
Bệnh nhân ăn
ngủ được
6.3. Nguy cơ thiếu máu liên quan đến mất máu sau tai
nạn và trong khi phẫu thuật.
- Cơ sở chẩn đoán:
+ Bệnh nhân ăn ít, không ăn rau
+ Da xanh, niêm mạc nhợt
+ Bệnh nhân rất
mệt, mỏi khi phải nằm bất động.
- MT mong chờ:
Bệnh nhân
không bị thiếu máu
6.4. Nguy cơ nhiễm trùng liên quan đến giảm vận động.
- Cơ sở chẩn đoán:
+ Sau mổ gãy hở 3B cẳng chân 3B P( cố
định khung Fessa)
+ Bệnh nhân ăn ít, không ăn rau
+ Da xanh, niêm mạc nhợt
+ Bệnh nhân đang tập vận động các ngón chân phải.
- MT mong chờ:
Bệnh nhân không
bi nhiễm trùng.
6.5. Nguy cơ táo bón liên quan đến chế độ ăn
- Cơ sở chẩn đoán:
+ Bệnh nhân ăn ít, không ăn rau
+ Bệnh nhân rất
mệt mỏi khi phải nằm bất động.
+ Sau mổ gãy hở 3B cẳng chân 3B P( cố
định khung Fessa)
- MT mong chờ:
Bệnh nhân đi
đại tiện bình thường.
7. Lập kế hoạch chăm sóc:
- Giảm đau cho bệnh nhân
- Theo dõi: Dấu hiệu sinh tồn: 6 giờ/lần
-Tình trạng vết mổ:
lượng dịch tiết, màu sắc da
-Khả năng vận động của chân phải: khả năng vận động
của các cơ, các khớp ngón chân
- Theo dõi tri giác 3h/lần
- Chăm sóc vết mổ cách ngày
- Thực thuốc theo y lệnh của bác sỹ
- Thực hiện các chăm sóc cơ bản: (Vệ sinh cá nhân; chế
độ Dinh dưỡng; Tâm lý cho bệnh nhân và người nhà; Đảm bảo an toàn cho bệnh nhân).
- Phòng các biến chứng do bất động lâu ngày teo cơ
cứng khớp loét…
8. Thực hiện kế hoạch chăm sóc:
- Chăm sóc cơ bản: Để bệnh nhân nằm ở tư thể thoải
mái, để chân phải ở tư thế thuận lợi cho việc chăm sóc, tránh các va chạm mạnh
những ngày đầu ,thay đổi tư thế cho bệnh nhân 5 giờ/lần.
- Đo (mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở) 6 giờ/lần.
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bệnh nhân (nên bổ
sung các chất sơ như rau xanh và hoa quả để phòng ngừa táo bón).
- Chăm
sóc vết mổ (thay băng cách 2ngày/lần).
- Vệ sinh cá nhân cho người bệnh (tắm, vệ sinh răng
miệng 3 lần/ngày).
- Đảo đảm an toàn cho người bệnh khi vận chuyển, khi tắm, khi làm các thủ thuật.
- Đảo đảm an toàn cho người bệnh khi vận chuyển, khi tắm, khi làm các thủ thuật.
- Thực hiện y lệnh: Thực hiện thuốc theo y lệnh
+ Tiêm TM: cefactam 2g x 2 lọ (tiêm TM chậm, cách 8
giờ 1 lần, tiêm sau khi ăn)
+ Truyền TM: natriclorit 0,9%*1000 ml (40 giọt/phút)
+ Uống: paracetamol 0,5g x 4 viên (cho bệnh nhân uống
4 viên thuốc, chia 2 lần sau khi ăn, 2 viên vào lúc 9 giờ sáng, 2 viên 7 giờ
tối)
- Theo dõi và đề phòng biến chứng:
+ Theo dõi tình trạng vết mổ: có tím tái, có phù nề, có
nóng đỏ, có dịch tiết hay có mùi hôi hay không?
+ Theo dõi các chỗ tỳ đè xem có hiện tượng loét không?
Nếu có hiện tượng loét hướng dẫn người nhà cách trăn trở (chăn trở 3 giờ/lần,
chú ý cố định chân phải của bệnh nhân, tốt nhất nên có 2 người hỗ trợ khi thay
đối tư thế của bệnh nhân).
+ Vệ sinh thân thể cho bệnh nhân bằng xà phòng, vệ
sinh sạch sẽ, dùng bột thoa đều lên các chỗ tỳ đè (ụ mông, ụ vai…)
+ Báo bác sĩ về tình trạng của bệnh nhân.
- Tâm lý và giáo dục cho người bệnh: giải thích và
thông báo cho bệnh nhân và gia đình thông tin về tình hình bệnh tật của bệnh
nhân (tình trạng vết mổ, khả năng vận động của chân phải…).
Động viên giải thích cho bệnh nhân về kỹ thuật mổ
(cách cố định khung Fessa để giúp cố định xương, cách bất động chân và giúp
chân ở trạng thái cơ năng và bất động chân phải để giúp cho sự liền của xương
được nhanh) giúp bênh nhân yên tâm, giảm lo lắng cho bệnh nhân.
Giải thích về các tai biến hay biến chứng sau này tại
vết mổ (các tai biến có thể gặp cứng khớp, liệt dây thần kinh, tắc mạch, bước
chân vạt tép…) Đồng thời giáo dục cho người nhà cách chăm sóc sức khỏe cho bệnh
nhân (chú ý bổ sung các thức ăn giàu canxi, giàu chất dinh dưỡng, dễ tiêu hóa),
hướng dẫn cách vệ sinh cá nhân cho bệnh nhân (mỗi ngày 1 lần, từ chỗ sạch trước
rồi tới các chỗ bẩn, chú ý có 3-4 cái khăn lau người). Trước khi bệnh nhân ra
viện, cần hướng dẫn người nhà cách tập vận động cơ cho bệnh nhân (cách vận động
tùy vào mức độ thương tổn của bệnh nhân và tùy thuộc vào mức độ tiến triển của
xương…). Tập từ những động tác đơn giản đến phức tạp (nhấc chân trên thanh song
song, sau đó tập đi có giá đỡ, tập đi bằng nạng và tự đi bằng 2 chân của bệnh
nhân).
9. Đánh giá:
- Đảm bảo vệ sinh cá nhân cho bệnh nhân, bệnh nhân
chưa có loét do tỳ đè.
- Vết mổ chưa có biểu hiện nhiễm trùng, sức khỏe của
bệnh nhân đang tốt.
- Bệnh nhân và người nhà yên tâm hợp tác điều trị.
- Không có biến chứng khi chăm sóc và thực hiện y
lệnh.
PHẦN 7
CHẾ ĐỘ ĂN SAU MỔ CẮT 2/3 DẠ DÀY
Sau khi bị cắt dạ dày, bạn không thể ăn nhiều một lúc nên phải chia khẩu phần làm nhiều bữa nhỏ trong ngày. Do thiếu dịch vị nên việc tiêu hóa thức ăn phải trông đợi vào men của ruột, gan, tuyến tụy… Để khắc phục những vấn đề này thì việc điều chỉnh và có một chế độ ăn thích hợp cho những người này là vô cùng cần thiết. Chúng tôi xin giới thiệu một số những chú ý trong ăn uống sau mổ dạ dày trong bài viết dưới đây:
Nếu bị cắt một phần hoặc toàn phần dạ dày, bạn sẽ phải điều chỉnh lượng
thức cho mỗi lần ăn: ăn lượng ít và ăn nhiều bữa cách nhau 2 – 3 giờ. Từ từ có
thể tăng dần khối lượng thức ăn và kéo dài khoảng cách giữa hai lần ăn.
Phẫu thuật một phần dạ dày.
Những loại thực phẩm có nhiều chất xơ sẽ làm căng tức bụng, ví dụ: bánh
bột nhồi, bắp cải, các loại hạt… Vì vậy, chỉ nên ăn thật ít những loại thức ăn
trên và tăng dần khối lượng, mỗi bữa chỉ ăn 1 loại. Các loại nước uống có gas
cũng làm căng tức bụng và tốt nhất là không nên uống khi đang ăn.
§ Ăn thật chậm và nhai kỹ.
§ Giảm lượng thức ăn ngọt.
§ Ăn thêm thức ăn có chất xơ (trong sự kiểm soát).
§
Tăng lượng chất
béo trong thức ăn để cung cấp năng lượng thay thế cho thức ăn ngọt.
Bệnh nhân mổ cắt dạ dày có thể có những cơn ợ hơi và đau quặn. Nhỏ vài
giọt tinh dầu bạc hà vào ly nước ấm và uống từng ngụm nhỏ. Nước bạc hà làm giảm
ợ hơi và bớt quặn đau. Nên tránh các thức ăn nêm nhiều gia vị, rau quả muối hay
ngâm dấm, và nhóm các loại trái cây chanh, bưởi, cam.
Ợ hơi gây khó chịu cho bạn (Hình ảnh chỉ mang tính
chất minh họa)
Sau phẫu thuật cắt dạ dày, những vấn đề liên quan đến dinh dưỡng sau
một thời gian sẽ làm cho bệnh nhân thấy khó khăn để giữ vững được cân nặng. Nếu
nhận thấy có sự giảm cân từ từ cần phải đi khám bác sỹ chuyên khoa đinh dưỡng
ngay để hỗ trợ gia tăng năng lượng đưa vào cơ thể. Đầu tiên phải là dùng thêm
calci, vitamin D và sắt vì những chất này được hấp thu chính là ở dạ dày. Nếu
trường hợp bị cắt toàn bộ dạ dày thì phải tiêm thêm vitamin B12. Vitamin B12
cần thiết để tạo hồng cầu và giữ cho thần kinh và ống tiêu hóa được bền vững.
Nếu chỉ cắt một phần bao tử thì cần phải thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe định
kỳ, xét nghiệm máu để biết lượng sắt và vitamin B12 có được cung cấp đầy đủ qua
ăn uống không. Bạn nên theo sự hướng dẫn và tư vấn của bác sỹ để có những phát
hiện kịp thời và sớm nhất.
PHẦN 8
GIÁO DỤC SỨC KHỎE
Tăng huyết áp là một bệnh phổ biến, đặc
biệt ở người có tuổi, đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong
hoặc tàn phế trong số các bệnh lý tim mạch. Bệnh thường diễn biến âm thầm nhưng
hậu quả rất nặng nề, vì vậy nếu được theo dõi và điều trị đúng sẽ tránh được
các tai biến, biến chứng của bệnh, do đó giữ được sức khoẻ, sức lao
động và tuổi thọ cho người bệnh.Ở nước ta số người bị bệnh THA được điều
trị đúng, đầy đủ còn rất thấp, số người tử vong do bệnh THA ngày càng cao. Đa
số người bệnh chưa có sự hiểu biết về bệnh, về các hậu quả nghiêm trọng của nó,
nên chưa có thái độ đúng với bệnh. Bệnh viện Bạch Mai đã thành lập phòng quản
lý, theo dõi và điều trị có kiểm soát bệnh tăng huyết áp tại Khoa Khám bệnh
nhằm từng bước giảm tỷ lệ tử vong đáng tiếc và những tàn phế cho người bệnh.
Để giúp cho người bệnh
không chỉ hiểu biết thêm về một căn bệnh phổ biến này, mà còn giúp cho người
bệnh biết được các phương thức sinh hoạt hàng ngày nhằm kiểm soát được bệnh
cũng như tăng được chất lượng cuộc sống cho chính bản thân người bệnh THA.
Chúng tôi biên soạn một số nội dung để mọi người bệnh THA có thể tham khảo,
thực hiện và hợp tác với các thầy thuốc chuyên khoa nhằm hạn chế tối đa các tai
biến của bệnh, đem lại chất lượng cuộc sống có sức khoẻ, hạnh phúc và tuổi thọ
cho mọi người.
CHẾ ĐỘ ĂN, LUYỆN TẬP -
BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP
1. Huyết áp là gì?
Khi tim co bóp, máu sẽ được bơm và ép vào
thành mạch làm thành mạch căng ra. Số đo lực ép vào thành động mạch khi máu
được tim bơm vào động mạch là huyết
áp tâm thu. Sau khi co bóp tim sẽ dãn ra và thành động mạch sẽ co lại về
trạng thái ban đầu, số đo lực ép của máu trong động mạch vào thành động mạch
vào thời điểm này là huyết áp
tâm trương.
Thế nào là huyết áp bình thường?
Theo Tổ chức y tế thế giới huyết áp bình
thường đo ở cánh tay là < 120/80 mmHg. Đây là huyết áp trung bình bình
thường đối với người lớn. (Vì HA liên tục thay đổi theo thời gian, trạng thái
tâm sinh lý và nhiều yếu tố khác).
2. Thế nào là tăng huyết áp?
Huyết áp thay đổi trong những điều kiện
nhất định là chuyện bình thường, nhưng chỉ trong giới hạn nhất định. Tăng huyết áp là khi huyết áp của bạn thường xuyên
tăng hơn mức bình thường cả lúc tim co bóp (tâm thu), cũng như lúc tim dãn ra
(tâm trương). Huyết áp được xem là tăng khi (140/90 mmHg sau đó lặp đi lặp
lại nhiều lần).
Việc chẩn đoán bệnh THA không nên chỉ qua một
lần khám, nếu thấy huyết áp tăng bệnh nhân cần được theo dõi và khám lại để
khẳng định có THA hay không.
PHÂN LOẠI THA Ở NGƯỜI LỚN ≥18 TUỔI)
(JNC VII tháng 5/2003)
Phân độ
|
HATT (mmHg)
|
HATTr (mmHg)
|
HA
bình thường
Tiền
THA
Độ
1
Độ
2
|
<
120
120
- 139
140
- 159
≥160
|
Và
< 80
Hoặc
80 - 89
Hoặc
90 - 99
Hoặc ≥
100
|
3. Chế độ ăn ở bệnh nhân THA:
Nguyên tắc chung trong điều trị bệnh tăng
huyết áp là phải phối hợp việc thay đổi lối sống và kiểm soát được huyết
áp mục tiêu ở mức < 140/90mmHg, những bệnh nhân có kết hợp tiểu đường hoặc
suy tim, suy thận phải kiểm soát huyết áp với huyết áp mục tiêu thấp hơn
130/85mmHg.
Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của
bác sĩ, vấn đề ăn uống và tập luyện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc
điều trị bệnh và phòng ngừa biến chứng của bệnh. Trong những trường hợp
mới bị tăng huyết áp ở mức độ nhẹ chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn và
tăng cường tập luyện đã cải thiện đáng kể tình trạng bệnh (còn gọi là chế độ
điều trị tăng huết áp không dùng thuốc).
Người bị tăng huyết áp cần phải ăn nhạt, không quá 5-6g muối ăn/ngày. ăn mặn sẽ gây giữ nước trong máu, gây tăng huyết áp. Cần hạn chế ăn nhiều các thức ăn chế biến sẵn như giò, chả, đồ xông khói, các món muối, tẩm ướp, vì trong quá trình chế biến thường cho nhiều muối. Ví dụ trong 3-4 lát bánh mỳ gối đã chứa tới 2g muối ăn.
Người bị tăng huyết áp cần phải ăn nhạt, không quá 5-6g muối ăn/ngày. ăn mặn sẽ gây giữ nước trong máu, gây tăng huyết áp. Cần hạn chế ăn nhiều các thức ăn chế biến sẵn như giò, chả, đồ xông khói, các món muối, tẩm ướp, vì trong quá trình chế biến thường cho nhiều muối. Ví dụ trong 3-4 lát bánh mỳ gối đã chứa tới 2g muối ăn.
Cần hạn chế tối đa chất béo trong khẩu
phần ăn. Không ăn thịt mỡ, bơ, loại bỏ hết mỡ nhìn thấy trong quá trình chế
biến, không ăn nước xào, canh xương, canh cá chưa vớt hết váng mỡ, không ăn da
các loại gia súc, gia cầm, hạn chế ăn dầu thực vật vì có chứa nhiều calo, uống
sữa đã tách bơ.
Hạn chế tối đa dùng đường, bánh kẹo ngọt,
uống rượu bia, không hút thuốc lá.
Tăng cường ăn rau quả xanh, trái cây, chú
ý ăn các thức ăn có chứa nhiều kali và magiê và các nguyên tố vi lượng khác như
khoai tây, rong biển, chuối, dưa hấu.
Nếu người bị tăng huyết áp và thừa cân thì
phải thực hiện chế độ ăn giảm calo, điều chỉnh cân nặng về mức hợp lý.
Chế độ ăn được khuyến cáo hiện nay
4. Tập luyện thể dục thể thao:
Các nhà tim mạch hàng đầu thế giới đã
khẳng định rằng tập luyện, rèn luyện sức khoẻ là một trong những phương pháp
chữa bệnh bệnh tăng huyết áp hữu hiệu không dùng thuốc. Cơ sở sinh lý của
rèn luyện sức khoẻ ở bệnh nhân tăng huyết áp là điều hòa lượng cholesterol máu,
kìm chế xơ vữa động mạch, làm giãn và tăng tính đàn hồi của các mạch máu trong
các cơ hoạt động và giảm sức cản máu ngoại biên - kết quả là giảm huyết áp. Nhưng cần phải nhớ rằng, phải qua
2-3 tháng tập luyện thường xuyên huyết áp mới bắt đầu hạ xuống, bởi vậy tập
luyện đòi hỏi phải kiên trì.
Chương trình tập luyện ở bệnh nhân tăng
huyết áp mang tính cá nhân, phụ thuộc vào mức độ tăng huyết áp và các yếu tố
khác như đi bộ nhanh và chạy sức khỏe là phương pháp hữu hiệu làm giảm huyết áp
ở những bệnh nhân có biểu hiện tăng huyết áp độ I, II. Tuỳ theo tình trạng sức
khỏe có thể tập đi bộ nhanh, chạy bước nhỏ, hay tập luân phiên giữa đi bộ nhanh
và chạy bước nhỏ. Nguyên tắc tập luyện chung là thường xuyên, liên tục và nâng
dần tốc độ hoặc thời gian tập.
Phương pháp đi bộ nhanh: Tùy theo tình trạng sức khỏe, người bệnh
có thể đi bộ nhanh với tốc độ khác nhau, có thể đạt 5-6km/giờ (tốc độ của bộ
đội hành quân khoảng 4,5km/giờ). Nếu đạt được tốc độ 5-6km/giờ, tần số tim có
thể đạt khoảng 100-110 nhịp/phút trong khi tập luyện. Do cường độ vận động
trong đi bộ nhanh thấp hơn so với chạy nên số buổi tập là 5-7 buổi trong một
tuần, nghĩa là tập hằng ngày, thời gian tập mỗi buổi 40-60 phút là đạt hiệu quả
tốt. Khi đi bộ nhanh đã trở thành quen thuộc và không khó nhọc nữa thì cần phải
tăng dần cường độ vận động bằng cách chuyển sang chạy bước nhỏ để đạt được sức
căng nhất định về thể lực và duy trì được hiệu quả tập luyện.
Phương pháp chạy: Đối với những người bệnh mới bắt đầu tập
chạy, những buổi đầu tiên cần chạy với cường độ (tốc độ) thấp để cơ thể có thời
gian thích ứng dần với lượng vận động. Giai đoạn này thường kéo dài khoảng 8-12
tuần. Trong thời gian này có thể áp dụng phương pháp tập luân phiên giữa đi bộ
nhanh và chạy. Ví dụ, 50m đi bộ nhanh + 50m chạy, buổi
tập sau 100m đi bộ nhanh + 100m chạy... cho
đến khi cơ thể có thể duy trì được chạy liên tục. Trong chạy sức người tăng
huyết áp không được vượt quá 180 - số tuổi trong khi tập luyện, ví dụ người 60
tuổi thì khi tập nhịp tim không được vượt quá 180 - 60 = 120 nhịp/phút. khỏe ở
bệnh nhân tăng huyết áp, tốc độ chạy khoảng 7-8km/giờ tùy theo trạng thái sức
khỏe. Tần số tim có thể đạt khoảng 120-130 nhịp/phút trong khi tập luyện. Nguyên tắc chung, tần số tim ở
Khi tập luyện bắt đầu cho ta cảm giác dễ
chịu, cần tăng dần thời gian chạy đến 20-30 phút/buổi. Để đạt được hiệu quả
tốt, cần phải tập chạy thường xuyên 3-4 buổi/tuần, cách ngày.
Chú ý, những bệnh nhân có huyết áp tăng
quá 160/90mmHg thì tập luyện phải kết hợp với dùng thuốc hạ huyết áp (uống thuốc trước khi tập 15-30
phút).
Phương pháp tập trên xe đạp lực kế rất phù
hợp cho những bệnh nhân tuổi dưới 45, tăng huyết áp độ I (140/90 - 160/95mmHg)
với khả năng huyết áp có thể trở về bình thường mà không phải dùng thuốc. Ưu
việt của phương pháp này là:
- Rất tiện lợi vì có thể mua xe đạp lực kế
và tự tập tại nhà, tập luyện không phụ thuộc vào thời tiết, tránh được cảm giác
ngại tập.
- Dễ tập, điều chỉnh chính xác cường độ
vận động (số vòng đạp xe trong một phút, độ nặng khi đạp) và thời gian đạp xe.
- Để tránh cảm giác đơn điệu khi tập, nên
tập có mở nhạc kèm theo.
Tập trên xe đạp lực kế với nguyên tắc công
suất vận động tăng dần: 4 phút đầu đạp xe với công suất 25W với nữ, 50 W với
nam, tốc độ 60 vòng/phút, sau đó nghỉ 3 phút; 4 phút sau đạp xe với công suất
50W với nữ, 75W với nam, nghỉ 3 phút; 4 phút tiếp theo đạp xe với công suất 75W
với nữ, 100W với nam, nghỉ 3 phút... (sau mỗi lần công suất tăng thêm 25W).
Tuần đầu tiên đạp 4 lần/buổi, tuần thứ hai đạp 5 lần, tuần thứ ba đạp 6 lần.
Những tuần tiếp theo duy trì ở mức cường độ mà ở lần đạp cuối cùng của buổi
công suất vận động không quá 75W với nữ, 100W với nam, có thể tăng số lần đạp
lên không quá 10 lần (10x4 = 40phút). Tập với tần số 5-6 buổi trong một tuần. Chú
ý: trước khi đạp xe phải tập một số động tác khởi động nhẹ nhàng; đạp xe
với vận tốc 60 vòng trong một phút.
Với những bệnh nhân tăng huyết áp độ III (trên 180/110mmHg)
thì cần phải kiểm soát được huyết áp bằng việc dùng thuốc, sau đó mới tiến hành
chương trình tập luyện bằng các bài tập đi
bộ nhanh tốc độ 3-5km/giờ, 20-30 phút/buổi, kết hợp tập các bài tập thở, sau
một số tuần có thể tăng tốc độ hoặc quãng đường đi bộ. Khi có biểu hiện suy tim
thì chống chỉ định hoàn toàn với tập luyện, bệnh nhân chỉ đi dạo, hít thở không
khí trong lành.
Tóm lại, tập luyện thường xuyên và liều lượng hợp lý với
các bài tập như: đi bộ nhanh, chạy bước nhỏ, đạp xe đạp lực kế ...là những bài
tập cực kỳ hữu hiệu có tác dụng điều hòa huyết áp tốt và đây là một phương pháp
chữa có giá trị độc lập hoặc bổ sung cho phương pháp điều trị dùng thuốc.
LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp báo cáo thực tập được hoàn
thành, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới:
Ban Giám hiệu, Bộ môn Điều dưỡng,
các phòng ban trường Đại học Thành Tây.
Ban Giam Đốc,Khoa Khám bệnh , Khoa
Tạo hình và Hàm mặt, Phòng Điều dưỡng trưởng -
Bệnh viện Việt Đức đã tạo điều kiện cho tôi được học và hoàn thành bài
báo cáo này.
Ths, BSCK2, Đinh Ngọc Đệ, Phó
Trưởng Bộ môn Điều dưỡng
Ths Nguyễn Văn Hải, Bộ môn Điều
dưỡng trường Đại học Thành Tây ,người đã đào tạo,hướng dẫn,dạy bảo tận tình và
tạo mọi điều kiện thuận lợi được học tập và hoàn thành báo cáo này.
CN,Nguyễn Thị Thu Hà, ĐDT Khoa khám
bệnh –Bệnh viện Việt Đức người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tôi trong quá
trình thực tâp và hoàn thành báo cáo này.
Với tất cả lòng thành kính tôi xin chân thành cảm tạ và biết ơn sâu sắc đến các giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ trong Bệnh
viện việt đức,Trường đại học thành tây,bạn bè và đồng nghiệp đã tạo điều
kiện,giúp đỡ, động viên, hỗ trợ những kinh nghiêm quý báu giúp tôi
hoàn thành báo cáo này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,
các Anh, Chị, Em lớp 12DDCĐLT01, những người luôn bên cạnh
động viên tôi trong suốt quá trình học
tập và nghiên cứu khoa học.
Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2013
Sinh viên: Nguyễn Ngọc Thực
Đăng nhận xét