KỸ THUẬT GARÔ CẦM MÁU



I, Mục đích:
 - Cầm máu tại chỗ những vết thương động mạch chi khi lượng máu chảy ra nhiều.
 - Phòng chống sốc do mất máu.
II. Chỉ định và chống chỉ định:
 Chỉ định:
 - Vết thương động mạch lớn mà không cầm được bằng băng ép.
 - Chi bị dập nặng chẩy máu nhiều không còn chỉ định bảo tồn cần cắt cụt.
 Chống chỉ định:
 - Vết thương nhỏ, chảy máu mao mạch, tĩnh mạch.
III. Nguyên tắc đật ga rô:
-         Chặn động mạch trên đường đi của động mạch dẫn tới vết thương.
-         Không đặt ga rô trực tiếp lên da thịt của người bệnh, phải có vòng đệm lót.
-         Xử trí vết thương phần mềm.
-         Tổng số giờ đặt ga rô không quá 6 giờ, một giờ nới ga rô một lần, mỗi lần nới một phút, phải có phiếu nới ga rô ở nôi dễ đặt nhất.
IV. Tiếp nhận nạn nhân
    Đưa nạn nhân ra khỏi nơi bị nạn, đặt nạn nhân nằm tư thế thuận lợi.
    Nhận định tình trạng vết thương.
    Hướng dẫn người phụ lấy tay ấn trên đường đi của động mạch


V. Chuẩn bị dụng cụ:
Ga rô chính quy:
 Khay chữ nhật: Ga rô bằng cao su to bản: 6-8cm X 1,5- 2m, vòng băng lót, bông gạc vô khuẩn, băng cuộn, phiếu ga rô, hộp thuốc cấp cứu.
Ga rô tuỳ ứng:
Khay chữ nhật: 2 dải băng hoặc khăn mùi xoa, con chèn, que xoắn, vải treo tay, băng vết thương và vải lót ở vị trí đặt ga rô.
Hộp thuốc cấp cứu, phiếu ga rô, bút, kim băng (nếu có )
VI. Kỹ thuật tiến hành
1. Đặt nạn nhân nằm hoặc ngồi tuỳ vị trí vết thương và tình trạng nạn nhân.
2. Quấn vải lót nơi đặt garô phía trên vết thương 3-5 cm.
3. Dùng dải băng hoặc khăn mùi xoa buộc lỏng, đặt con chèn trên đường đi của động mạch.
4. Một tay luồn que xoắn hoặc bút chì vào vòng dây, một tay đỡ chi và kéo căng da.
5. Xoắn cho dây chặt dần, quan sát vết thương thấy ngừng chẩy máu, cố định que xoắn.
6. Băng vết thương (đối với chi trên treo tay nạn nhân theo tư thế cơ năng).

7. Viết phiếu ga rô trước ngực, chuyển nạn nhân đến cơ sở điều trị 

Đăng nhận xét

[blogger]
[blogger]

Author Name

MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.