tháng 6 2013

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh viêm gan mạn tính


Nguyên tắc dinh dưỡng
Ăn uống đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng.
Đảm bảo năng lượng: 1.800 - 1.900 kcal/ngày, trong đó:
- Chất đạm: 1 - 1,5g/kg thể trọng.
- Chất béo: 15 - 20%.
- Chất bột đường: 300 - 400g/ngày.
Nên ăn nhiều bữa nhỏ để giúp hấp thu tốt hơn.
Ăn uống đúng giờ, không để cơ thể bị đói.
Chế độ dinh dưỡng
Chất bột đường: tăng chất bột đường dễ hấp thu từ gạo, ngũ cốc, trái cây ngọt để cung cấp lượng đường cần thiết cho gan.
Chất béo:
Nên ăn những món hấp, luộc.
Nên dùng dầu thực vật, dầu đậu nành, dầu mè. Chất béo từ cá, trứng, đậu mè cũng tốt cho gan.
Hạn chế dùng các thức ăn chiên xào, nướng cháy.
Không nên dùng mỡ, nội tạng động vật.
Protein (chất đạm):
1 - 1,5 g/kg/ngày.
Sử dụng thức ăn hàm lượng đạm cao nhưng ít béo như lòng trắng trứng, thịt gà nạc, thịt heo nạc, cá, sữa tách béo…
Mỗi ngày chỉ cần 200g cá hoặc 100g thịt nạc, trứng và 1 cốc sữa là đủ.
Protein từ cá và sữa bò rất tốt cho người yếu gan vì dễ tiêu hóa.
Vitamin và khoáng chất:
Các vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho gan.
Nên dùng rau củ và trái cây tươi, mềm, ít xơ, nhiều ngọt để cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất,
Mỗi ngày nên ăn ít nhất một loại rau có màu xanh đậm và một loại rau có màu cam (cà rốt, cà chua, bí đỏ...). Trái cây giàu Viatmin C như cam, quýt…
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh viêm gan mạn tính 1
Chất sắt: nên tránh các loại thực phẩm chứa nhiều chất sắt như thịt đỏ (bò, heo, cừu…), gan, huyết, rau lá xanh (rau cải xoong, rau bina, cải xoăn…), lúa mạch, yến mạch…trong quá trình điều trị Interferon. Tránh nấu ăn bằng nồi sắt hoặc dùng thuốc bổ có chất sắt.
Sữa: nên dùng khoảng 1 - 2 ly sữa/ngày để cung cấp thêm nguồn đạm, canxi, vitamin D cho cơ thể (sữa đậu nành, sản phẩm sữa bò đã tách béo, sản phẩm sữa bò có thành phần chất béo nguồn gốc thực vật), không nên dùng các loại sữa bò nguyên kem. Có thể dùng các chế phẩm từ sữa như: yaourt, phômai…
Cần tránh: những thực phẩm lạ dễ gây dị ứng, tránh ăn thực phẩm ôi thiu, các chất phụ gia độc hại, phẩm màu tổng hợp, các chất bảo quản thực phẩm.
Không dùng gia vị, rượu, bia, chất kích thích...  
Theo suckhoedoisong.vn

5 điều cần biết về u nang buồng trứng & u xơ tử cung




Để bảo vệ sức khỏe của chính mình, phụ nữ cần nắm rõ 5 điều sau:
1. Bệnh diễn tiến âm thầm: U nang buồng trứng và u xơ tử cung đều không có dấu hiệu khởi phát. U nang buồng trứng thường được phát hiện khi u nang đã lớn gây ra khí hư, rối loạn kinh nguyệt, đau vùng bụng dưới… Trong khi đó, u xơ tử cung thường được phát hiện tình cờ khi sinh hoặc khám phụ khoa, cũng gây rối loạn kinh nguyệt, đau tức vùng chậu, đau khi giao hợp, tiểu gắt...
2. Nguyên nhân: U nang buồng trứng có thể là do chức năng của tuyến giáp bị giảm hoặc do nguyên nhân nội tiết tố, hay do chu kỳ kinh không phóng noãn, qua nhiều chu kỳ nang noãn tăng dần kích thước thành u nang buồng trứng. Trong khi đó yếu tố quan hệ tình dục sớm và không an toàn, nạo phá thai nhiều lần… có thể gây ra u xơ tử cung. Y học cũng cho rằng nội tiết tố và hormone cũng là những yếu tố ảnh hưởng tới bệnh này.
3. Những biến chứng: Tuy u xơ, u nang được xem là lành tính, nguy cơ dẫn đến ung thư không cao, nhưng nếu để lâu không trị có thể gây ra những biến chứng nguy hại khác như tắc vòi dẫn trứng, vô sinh, viêm nhiễm  ổ bụng, xoắn vỡ khối u, dễ bị sẩy thai, sinh non...
4. Đối tượng dễ mắc bệnh: Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có nguy cơ cao bị u xơ tử cung và u nang buồng trứng. Trong đó phụ nữ trung niên bao gồm phụ nữ độc thân và phụ nữ sinh nở trên 3 lần hoặc mang đa thai có nguy cơ mắc phải u xơ tử cung cao. Ngoài ra, phụ nữ béo phì, thừa cân; phụ nữ có bà, mẹ từng mắc phải 2 căn bệnh này cũng nằm trong nhóm nguy cơ.
5. Cách phòng và khắc phục: Khám phụ khoa định kỳ, tầm soát ung thư cổ tử cung, tránh stress, quan hệ tình dục an toàn, cân bằng dinh dưỡng và bổ sung viên uống có chiết xuất từ thảo dược quý như cây xạ đen, trinh nữ hoàng cung…- những thảo dược có tác dụng hỗ trợ điều trị u nang buồng trứng, u xơ tử cung hiệu quả và an toàn.

7 dấu hiệu gợi ý tim có vấn đề

 
 
Ở Mỹ, bệnh tim là hung thủ chính dẫn đến tử vong, hàng năm số lượng nam nữ chết vì bộc phát bệnh tim tương đồng.

Thông thường bệnh tim có những triệu chứng sau: phần ngực có áp lực hoặc bị chèn ép, đau nhức. Cảm giác đau nhức có thể khuếch trương lên tận cổ, vai và cằm dưới.

Phần ngực không thoải mái kèm theo triệu chứng hoa mắt, đau đầu, buồn nôn, đổ nhiều mồ hôi và khó thở.

Tuy nhiên, đa phần nữ giới không xuất hiện đau nhức ngực. Trước đó trong một điều tra của tạp chí “Tuần hoàn”, khi 515 phụ nữ phát tác bệnh tim, 43% không có cảmgiác đau nhức ngực mà điển hình là các triệu chứng sau:

Mệt mỏi cực độ

Trước khi phát tác bệnh tim mấy ngày hoặc mấy tuần, hơn 70% nữ giới thường yếu đuối, mệt mỏi tương tự như bị cảm, có thể đột nhiên cảm thấy không có sức lực, thậm chí cầm một chiếc laptop còn cảm thấy mất sức.

Đau nhức cực độ

Có thể nữ giới không có cảm giác tức ngực mà cảm thấy ngực hơi căng, nhức nhưng không hoàn toàn ở vùng tim. Cảm giác đau nhức và bị chèn ép có thể phát tác ở xương ức, vai, lưng trên, cổ và hàm trên.

Buồn nôn hoặc chóng mặt

Trước khi phát tác bệnh tim, phụ nữ thường có các triệu chứng như tiêu hóa không tốt, nôn mửa, cho dù bản thân bạn cảm giác vẫn có thể chịu đựng được nhưng dấu hiệu này không nên xem nhẹ.    

Đổ nhiều mồ hôi

Khi ở trong một tình hưống không rõ nguyên nhân, đột nhiên bạn đổ nhiều mồ hôi làm cho toàn thân ướt thẫm, sắc mặt trắng bợt hoặc xám ngoét thì cũng không nên xem nhẹ.

Khó thở

58% nữ giới khi nói chuyện thở hổn hển hoặc biểu hiện không thể tiếp tục trao đổi.

Mất ngủ

Hơn một nửa nữ giới đều khó chìm vào giấc ngủ hoặc ban đêm dễ tỉnh giấc trong mấy tuần trước khi xảy ra bệnh động mạch vành.

Lo lắng

Tiến sỹ y học Đại học Colombia Marian cho biết, nhiều phụ nữ trước khi bộc phát bệnh tim, đều có cảm giác lo lắng, sợ hãi hoặc cảm giác u ám lo bị diệt vong. Mặc dù hiện tại chuyên gia không rõ nguyên nhân nhưng sự thật thì đích thực như vậy. Điều này chứng tỏ cơ thể nhắc nhở bạn cần phải chú ý. 

Theo Dân trí

Ai phải dùng insulin để trị bệnh?


Hiện nay insulin vẫn là một “vũ khí” chiến lược trong điều trị đái tháo đường (ĐTĐ). Tuy nhiên, không chỉ bệnh nhân mà ngay cả bác sĩ vẫn còn trù trừ khi dùng thuốc này, mặc cho chỉ định dùng thuốc là cần thiết.
Insulin 
Insulin là một hoóc-môn do tế bào  tụy tiết ra, có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát chuyển hóa các chất đường, đạm và mỡ, không có insulin tính mạng cơ thể sẽ bị đe dọa.
Tác dụng quan trọng nhất của insulin là làm giảm đường trong máu. Insulin được tụy tiết ra liên tục 24 giờ trong ngày, và còn được tiết ra theo nhu cầu từng lúc của cơ thể. Sự tăng đường máu sẽ kích thích tụy sản xuất insulin, nhất là sau các bữa ăn. Khi đường máu giảm, hoặc khi đói thì tụy sẽ giảm tiết insulin. Ngoài ra, tụy luôn tiết một lượng insulin tối thiểu để duy trì chuyển hóa cơ bản gọi là insulin nền.

Có hai loại ĐTĐ chính, ĐTĐ týp 1 xảy ra do tụy giảm tuyệt đối tiết insulin, và ĐTĐ týp 2 là do tụy giảm tương đối tiết insulin và/hoặc đề kháng insulin ở mô ngoại vi. Trong điều trị, bệnh nhân ĐTĐ týp 1 cần phải dùng insulin suốt đời; còn bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có thể dùng thuốc viên, nhưng đến một lúc nào đó thì họ cũng cần đến insulin để kiểm soát bệnh.
Ra đời vào năm 1922, thuốc  insulin đã tạo nên một cuộc cách mạng trong điều trị ĐTĐ và hiện nay nó vẫn đóng vai trò chủ lực trong các phác đồ điều trị ĐTĐ týp 1 và týp 2. Dùng thuốc insulin để thay thế quá trình bài tiết insulin sinh lý của tuyến tụy nhằm kiểm soát nồng độ đường huyết, nhưng cần hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra cơn hạ đường huyết.
Hiện nay, trên thị trường có nhiều dạng insulin khác nhau về đặc tính dược động học và thời gian tác dụng. Insulin là một protein  nên khi uống vào đường tiêu hóa sẽ bị phân hủy, vì vậy phải dùng theo đường tiêm. Các loại insulin uống và xịt qua đường hô hấp vẫn còn đang trong giai đoạn thử nghiệm.
Chỉ định dùng insulin
1. Bắt buộc với ĐTĐ týp 1, ĐTĐ thai kỳ.
2. ĐTĐ týp 2 khi có:
- Mất bù do stress, nhiễm trùng, vết thương cấp, tăng đường huyết với tăng xê-tôn máu cấp nặng. Sụt cân không kiểm soát được.
- Can thiệp ngoại khoa.
- Có thai.
- Suy gan, thận.
- Dị ứng với các thuốc hạ đường huyết uống.
- Chỉ định tạm thời ngay khi có đường huyết tăng cao >250 -300 mg/dl (14 - 6,5 mmol/l), HbA1c > 11%.
3. ĐTĐ có hôn mê toan xê-tôn hoặc tăng áp lực thẩm thấu.
4. ĐTĐ do bệnh lý tuỵ: viêm tuỵ mạn, sau phẫu thuật cắt tuỵ…
5. Trong một số trường hợp, nhu cầu insulin của bệnh nhân tăng cao: do dùng thuốc gây tăng đường huyết như corticoid.
Phân loại insulin
Dạng tác dụng rất nhanh (apart, lispro) khởi phát tác dụng 10 - 20 phút khởi phát tác dụng 2 - 5 giờ. Tương tự loại tác dụng nhanh (regular), 15 - 30 phút, 4 - 8 giờ;  bán chậm (lente, NPH) 1- 2 giờ, 10 - 16 giờ; tác dụng chậm (glargin, detemir), 1,5 giờ,
22 - 24 giờ; hỗn hợp bán chậm/rất nhanh, 15 phút, 12 giờ; hỗn hợp bán chậm/nhanh, 30 phút, 12 giờ.
Liều tiêm insulin
 Do bác sĩ chỉ định, liều tham khảo:
- Liều insulin cần thiết ở những bệnh nhân ĐTĐ týp 1 từ 0,5 - 1,0 UI/kg cân nặng. Liều khởi đầu thường từ 0,4 - 0,5 UI/kg/ngày. Liều thông thường 0,6 UI/kg, tiêm dưới da 1-2 lần trong ngày. Sau đó, căn cứ trên kết quả đường huyết mà tăng hoặc giảm liều insulin từ 1 - 2 UI/lần.
Lời khuyên của thầy thuốc
Có hai loại ĐTĐ chính, ĐTĐ týp 1 xảy ra do tụy giảm tuyệt đối tiết insulin, và ĐTĐ týp 2 là do tụy giảm tương đối tiết insulin và/hoặc đề kháng insulin ở mô ngoại vi. Trong điều trị, bệnh nhân ĐTĐ týp 1 cần phải dùng insulin suốt đời; còn bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có thể dùng thuốc viên, nhưng đến một lúc nào đó thì họ cũng cần đến insulin để kiểm soát bệnh.
-  Liều insulin ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2: khởi đầu từ 0,2 UI/kg/ngày. Thường 0,3 - 0,6 UI/kg/ngày.
- Liều insulin nền 0,1 - 0,2 UI/kg.
Các phác đồ điều trị
Có nhiều phác đồ điều trị insulin khác nhau.
- Đối với ĐTĐ týp 1 thường sử dụng phác đồ tiêm 2 - 4 mũi/ngày.
- Đối với ĐTĐ týp 2, ngoài phác đồ như ĐTĐ týp 1 có thể sử dụng thêm phác đồ 1 mũi insulin (lente, NPH, detemir, hoặc glargin) kết hợp với thuốc viên.
- ĐTĐ thai kỳ thường sử dụng phác đồ 1- 4 mũi/ngày tùy theo nồng độ đường huyết của bệnh nhân.
Tác dụng không mong muốn
Nhìn chung insulin rất ít độc nhưng cũng có thể gặp các tác dụng không mong muốn sau:
- Hạ đường huyết: thường gặp khi tiêm insulin quá liều, hoặc tiêm insulin xong nhưng ăn muộn hoặc bỏ bữa ăn.
- Dị ứng: có thể xuất hiện sau khi tiêm lần đầu hoặc sau nhiều lần tiêm insulin, tỉ lệ dị ứng nói chung thấp.
Phản ứng tại chỗ tiêm. Ngứa, đau, cứng hoặc u mỡ vùng tiêm. Để tránh tác dụng phụ này, nên thay đổi vị trí tiêm thường xuyên và các mũi tiêm cách nhau 3 - 4cm (hoặc 2 - 3 khoát ngón tay).
Bảo quản insulin
Insulin được bảo quản ở nhiệt độ 4 - 8oC, vì vậy nên cất insulin trong ngăn mát (ngăn chứa trái cây) của tủ lạnh. 
Theo suckhoedoisong.vn

Cách trị tê chân tay ở bệnh nhân đái tháo đường

Biến chứng thần kinh khá phổ biến ở các bệnh nhân đái tháo đường, nhất là các bệnh nhân kiểm soát đường máu không tốt. Tính chung thì khoảng 60-70% bệnh nhân đái tháo đường có biến chứng này, chủ yếu là biến chứng thần kinh ngoại biên (bao gồm dây thần kinh vận động ở tay - chân). Đáng chú ý là ngay tại thời điểm được phát hiện đái tháo đường đã có gần 10% số bệnh nhân có biến chứng thần kinh. 
Biến chứng thần kinh ngoại biên thường xuất hiện sớm và dễ nhận biết với các biểu hiện như đau cơ, cảm giác tê bì, kiến bò, kim châm; nóng bỏng hay tê lạnh, thậm chí rát bỏng ở đầu ngón tay, ngón chân.
Tê chân tay -  biểu hiện của biến chứng thần kinh ở bệnh nhân đái tháo đường
Biến chứng thần kinh ngoại biên: Thường xuất hiện sớm, Tổn thương chủ yếu ở chi trên và chi dưới, bao gồm các triệu chứng như: cảm giác tê bì, kiến bò, kim châm, đau cơ, nóng bỏng hay tê lạnh, thậm chí rát bỏng ở đầu ngón tay, ngón chân. Đau hay tê tự phát vào ban đêm, không có chu kỳ, không khu trú. Đặc biệt là đau cả lúc nghỉ ngơi, nhưng lại giảm đi khi vận động. Đây là dấu hiệu phân biệt với tổn thương các mạch máu ở chi dưới trong bệnh đái tháo đường (viêm động mạch chi dưới).


Khi tổn thương thần kinh ngoại biên nặng do đái tháo đường, bệnh nhân có thể bị teo cơ, liệt nhẹ. Khi đó, cảm giác ở bàn tay bàn chân giảm, mức độ sừng hoá da tăng lên, có thể xuất hiện các ổ loét da giữa các vùng sừng hoá mà người bệnh không biết.

Cách trị tê chân tay ở bệnh nhân đái tháo đường 1


Ngoài ra, còn hai nhóm tổn thương do biến chứng thần kinh ở bệnh nhân đái tháo đường là:
Biến chứng thần kinh vận động: thường ít gặp hơn. Trong biến chứng này, các dây thần kinh bị viêm với các biểu hiện: sụp mi mắt (tổn thương dây thần kinh số 3), lác ngoài (dây thần kinh số 4), liệt mặt (dây thần kinh số 7), mất vận động nhìn ngoài (dây số 6), điếc (dây số 8).
Biến chứng thần kinh thực vật: thường kết hợp với các biến chứng thần kinh ngoại biên, và được coi là rối loạn thần kinh nội tạng. Có thể gặp như: nhịp tim nhanh khi nghỉ, giảm sự tiết mồ hôi, giảm sự co giãn của đồng tử, giảm trương lực cơ hệ tiêu hoá (buồn nôn, nôn hay đầy bụng sau khi ăn,…), giảm co bóp cơ bàng quang (gây ứ đọng nước tiểu), liệt dương ở nam giới.
Nguyên nhân gây biến chứng thần kinh ở các bệnh nhân đái tháo đường
Cơ chế gây tổn thương thần kinh ở các bênh nhân đái tháo đường chưa được biết rõ, có thể do tình trạng đường máu cao kéo dài sẽ gây tổn thương (tắc, hẹp) các mạch máu nhỏ nuôi dây thần kinh. Mặt khác đường máu cao còn sinh ra các sản phẩm chuyển hóa gây độc cho dây thần kinh.
Hậu quả là các dây thần kinh bị thoái hóa, tốc độ dẫn truyền các tín hiệu bị chậm lại, có khi mất hẳn. Hầu hết những tổn thương này có tính chất thoái hóa vĩnh viễn, và khi có trên 50% số sợi trục bị tổn thương thì khả năng phục hồi là không thể.
Ngoài việc không kiểm soát tốt đường máu, có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc biến chứng thần kinh ở bênh nhân đái tháo đường như: thời gian bị đái tháo đường lâu; tuổi cao (tỷ lệ bị biến chứng thần kinh là 5% ở những bệnh nhân 25-29 tuổi, nhưng tăng cao tới 44,2% ở những người 70-79 tuổi).
Điều trị và ngăn ngừa biến chứng thần kinh ở bệnh nhân đái tháo đường
Nếu đang mắc các bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường thì tê chân tay chính là biến chứng thường gặp và nguy hiểm của bệnh, cần điều trị sớm theo hướng dẫn sau:
Theo dõi và kiểm soát đường máu ở giới hạn cho phép qua chế độ ăn uống cân bằng, khoa học và dùng thuốc kiểm soát đường huyết theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Điều trị sớm các biến chứng thần kinh bằng các sản phẩm có tác dụng điều trị viêm đau dây thần kinh và các rối loạn chức năng thần kinh, điều trị tê chân tay, và ngăn ngừa biến chứng thần kinh nặng thêm. Vindermen là dược phẩm có tác dụng điều trị này và nhanh chóng giúp người bệnh hết triệu chứng đau hoặc tê chân tay, ngăn biến chứng nặng thêm và người bệnh nhanh chóng khỏe mạnh, hoạt bát.
 Bên cạnh đó, tập luyện thể thao đều đặn, chăm sóc bàn tay, bàn chân hàng ngày (giữ sạch, rửa bằng nước ấm, tránh trầy xước,…) và nên khám sức khỏe định kỳ hàng năm để kiểm soát bệnh và phát hiện các biến chứng sớm nhất.
Theo nguồn sức khỏe đời sống

Vitamin C có làm “mát” cơ thể?

Mùa hè, thời tiết nóng nực và oi ả khiến cho nhiều người bị “nóng” trong người, biểu hiện như khô miệng, khát nước, đau đầu và rõ nhất là các biểu hiện ngoài da như rôm sảy, mụn nhọt, chốc ngứa... Nhiều người đã tìm đến vitamin C như một dược phẩm “kỳ diệu” làm “mát” cơ thể trong mùa nóng.
Có hơn 13 loại vi chất cần thiết cho cơ thể con người để tồn tại và phát triển, trong đó có vitamin C. Tuy nhiên, trong cuộc sống, cả trẻ em và người trưởng thành nếu thiếu hay dư thừa vi chất đều có thể bị bệnh. Với vitamin C, cũng không phải là trường hợp ngoại lệ.
Vitamin C có làm “mát” cơ thể? 1Nên bổ sung vitamin C dưới dạng thực phẩm.
Tác dụng của vitamin C
Vitamin C là loại vi chất rất cần thiết cho cơ thể, chúng tham gia nhiều chức năng quan trọng trong hoạt động của con người. Các loại chức năng đó được thể hiện qua các quá trình sản sinh năng lượng, tạo miễn dịch, trung hòa hoặc đào thải các chất độc (hoặc song song cả hai), tổng hợp các chất vận chuyển trung gian hệ thần kinh, hấp thu canxi, sắt. Vitamin C cũng đóng vai trò quan trọng bảo vệ thành mạch máu (động mạch và tĩnh mạch). Trong khi đó cơ thể của con người lại không thể tự sản xuất vitamin C như hầu hết các loài động vật khác. Vì vậy, khi thiếu vitamin C sẽ xuất hiện một số bệnh như chảy máu cam, vết thương chậm lành, đặc biệt khi thiếu vitamin C dễ mắc bệnh scorbut (chảy máu nướu răng, có vết bầm tím dưới da thành nốt hay thành mảng, nhất là khi có va chạm nhẹ, nặng). Nếu một trường hợp bị bệnh sốt phát ban (sốt xuất huyết) mà bản thân cơ thể người đó đang bị thiếu vitamin C thì triệu chứng xuất huyết càng nặng hơn, đa dạng hơn. Ngoài ra, cùng với các loại vitamin khác (nhóm B, E...), vitamin C đóng vai trò xúc tác các hệ thống men của cơ thể (hệ thống enzym) thúc đẩy quá trình chuyển hóa các dưỡng chất khác, đặc biệt vai trò chống ôxy hóa, góp phần chống lão hóa, giúp làn da tươi tắn mịn màng hơn. Có vai trò đó là do vitamin C có chức năng giúp sản xuất chất collagen, một protein chính của cơ thể, chiếm tới 45% thành phần cấu tạo da. Vitamin C còn có khả năng tham gia sản xuất một số chất dẫn truyền thần kinh và hormon của cơ thể, giúp hấp thụ và sử dụng các yếu tố dinh dưỡng khác (sắt, canxi...).
Lạm dụng vitamin C có gây hại?
Nhu cầu vitamin C mỗi ngày từ trẻ sơ sinh đến 3 tuổi, cơ thể của chúng cần từ 25 - 30mg, từ 4 - 18 tuổi, nhu cầu cần từ 30 - 40mg, người lớn trung bình 45mg mỗi ngày. Đối với phụ nữ mang thai, nhu cầu vitamin C mỗi ngày là 50mg, khi nuôi con bú là 70mg. Để đảm bảo số lượng vitamin C cho cơ thể hoạt động, hàng ngày cần thiết phải cung cấp đủ lượng vitamin C trong khẩu phần ăn. Nếu khẩu phần ăn vì lý do nào đó không cấp đủ lượng vitamin C thì cần tìm cách bổ sung nhưng không được dùng dư thừa. Nếu thừa vitamin C sẽ làm hấp thu thừa sắt gây hại cho cơ thể, đồng thời làm giảm sự hấp thu đồng, niken, làm cho xương chậm phát triển, dễ biến dạng và hay bị viêm kết mạc. Với phụ nữ đang mang thai, nếu thiếu hụt vitamin C sẽ có khả năng gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Sản phẩm chuyển hóa trung gian của vitamin C là acid oxalic, vì vậy, khi dùng liên tục và liều cao có thể gây sỏi tiết niệu (sỏi oxalat calci). Nếu dùng liều cao vitamin C sẽ gây kích thích nhẹ, làm rối loạn giấc ngủ (ngủ ít, chập chờn, giấc ngủ không sâu, hay tỉnh giấc). Ngoài ra, vitamin C có thể gây dị ứng, nhất là loại thuốc tiêm. Thống kê cho thấy, nếu dùng liều cao (1.000mg cho mỗi cá thể, mỗi ngày) và kéo dài nhiều ngày có thể gây rối loạn tiêu hóa (nóng rát, chảy máu dạ dày hoặc tiêu chảy), gây hiện tượng thừa sắt, giảm độ bền của hồng cầu, giảm khả năng diệt khuẩn của bạch cầu. Và nếu người thiếu men G6PD mà dùng vitamin C liều cao, kéo dài có thể bị tán huyết. Ngoài ra, nếu dùng vitamin C thường xuyên, liều cao làm cho cơ thể dễ quen, khi không dùng sẽ cảm thấy mỏi mệt. Nếu dùng quá liều vitamin C sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể lên đến 20% và ở người lớn tuổi thì tỷ lệ này còn tăng cao hơn nếu lạm dụng hai loại vitamin C và vitamin E. Ở liều lượng 60mg/ngày, vitamin C có tác dụng phòng bệnh ung thư và chống ôxy hóa, nhưng khi dùng tới 500mg/ngày, vitamin C sẽ gây tổn hại về gen và dẫn tới các căn bệnh ung thư, thấp khớp và xơ vữa động mạch..
Nên dùng vitamin C thế nào?
Việc dùng vitamin C cần tuân theo tư vấn và hướng dẫn của bác sĩ. Không nên coi vitamin C như một loại thuốc bổ, dùng không giới hạn (đặc biệt là trẻ em, thai phụ). Cũng như không nên coi vitamin C như một thứ thuốc làm “mát” trong mùa nắng nóng. Mà mỗi gia đình cần cải thiện chất lượng bữa ăn hằng ngày, chú ý đến bữa ăn của bà mẹ đang mang thai, nuôi con bú và trẻ em. Với người bệnh tăng huyết áp không được dùng vitamin C dạng sủi vì loại này có natri clorid sẽ làm tăng vọt huyết áp sau khi uống. Các trường hợp đang bị sỏi tiết niệu hoặc tiền sử mắc bệnh sỏi tiết niệu cũng không nên dùng hoặc nếu phải dùng thì nên dè dặt và phải có ý kiến của bác sĩ. Vitamin C có thể gây dị ứng nên cần hạn chế đến mức tối đa khi dùng dạng tiêm.
Theo nguồn sức khỏe đời sống

Sỏi thận do C sủi

Chuyện xảy ra cách đây đã mấy năm rồi, bắt đầu từ việc tự nhiên chị Hồng thấy chân răng mình bị chảy máu, nhất là mỗi khi đánh răng, rồi lợi đỏ lên... Chị đem chuyện này kể với một số chị em thân thiết xem có cách nào khắc phục.
- Có thể chị bị thiếu vitamin C rồi. Chị nên bổ sung đợt vitamin C vào. Chị Lan, bạn thân của chị Hồng hiến kế.
- Ừ, chị cũng nghe thấy bảo thiếu vitamin C thì hay bị chảy máu chân răng. Hay mình thử bổ sung một đợt xem sao nhỉ.
- Vâng, chị cứ thử đi, chắc chắc sẽ cải thiện. Hơn nữa mùa hè này uống vitamin C còn đẹp da nữa đấy.
Sỏi thận do C sủi 1Dùng vitamin C liều cao và kéo dài có thể gây sỏi thận.       

Thấy một mũi tên trúng hai đích, vừa chữa được bệnh, vừa đẹp da thì ai chả muốn, việc dùng thuốc này lại đơn giản với chị, chỉ cần mua loại thuốc sủi về pha vào nước, uống lại ngon nữa nên chị Hồng càng thêm ý chí để thực hiện chiến lược này.
Chị mua về nhà liền 5 tuýp, ngày 1 viên pha vào cốc nước to, uống đều đặn. Uống rồi thành quen nên ngày nào không được cốc C sủi là chị thấy không yên tâm. Sau một thời gian răng lợi chị không còn chảy máu nữa, nhưng chị vẫn tiếp tục uống, vì đằng nào thì hàng ngày chị cũng phải bổ sung nước cho cơ thể nữa.
Cho tới một ngày thi thoảng chị thấy mình hay bị đau bụng, lúc này đau nhẹ rồi thôi nên chị không để ý, nhưng rồi cơn đau bụng ngày một nhiều lên, đau từ lưng đau xuyên ra phía trước, mức độ đau cũng tăng lên. Cơn đau thường xảy ra sau khi chị làm một việc gì đó phải gắng sức một chút. Chị cũng cố gắng chịu đựng. Rồi chị đi tiểu thì thấy nước tiểu của mình đục như nước vo gạo. Lúc này chị thật sự lo lắng không biết mình bị bệnh gì. Tới bệnh viện xét nghiệm, siêu âm thì kết quả xét nghiệm cho biết viên sỏi thận trong cơ thể chị đã to 1,8 cm.
Trong quá trình điều trị, chị mới có dịp chia sẻ cùng bác sĩ. Trong câu chuyện tìm hiểu về nguyên nhân bệnh chị tiết lộ cho bác sĩ biết đã dùng liên tục vitamin C gần 2 năm nay. Bác sĩ cho biết:
- Viên sỏi kia là kết quả của việc dùng vitamin C liên tục, dài ngày. Vitamin C là một thuốc dùng rất tốt, dùng để phòng và điều trị bệnh Scorbut, các bệnh chảy máu do thiếu vitamin C, tăng sức đề kháng của cơ thể khi mắc bệnh nhiễm khuẩn. Xong nếu dùng đúng sẽ có hiệu quả tốt còn nếu dùng liên tục dài ngày, liều cao sẽ có nguy cơ dẫn đến sỏi thận mà chị trường hợp của chị là điển hình.
Biết được nguyên nhân gây sỏi là do chị lạm dụng thuốc nên chị Hồng đã rất thấm thía. Bài học này đến nay chị vẫn còn nhớ như in để chia sẻ với mọi người.
Theo nguồn Sức khỏe đời sống



I, Mục đích:
 - Cầm máu tại chỗ những vết thương động mạch chi khi lượng máu chảy ra nhiều.
 - Phòng chống sốc do mất máu.
II. Chỉ định và chống chỉ định:
 Chỉ định:
 - Vết thương động mạch lớn mà không cầm được bằng băng ép.
 - Chi bị dập nặng chẩy máu nhiều không còn chỉ định bảo tồn cần cắt cụt.
 Chống chỉ định:
 - Vết thương nhỏ, chảy máu mao mạch, tĩnh mạch.
III. Nguyên tắc đật ga rô:
-         Chặn động mạch trên đường đi của động mạch dẫn tới vết thương.
-         Không đặt ga rô trực tiếp lên da thịt của người bệnh, phải có vòng đệm lót.
-         Xử trí vết thương phần mềm.
-         Tổng số giờ đặt ga rô không quá 6 giờ, một giờ nới ga rô một lần, mỗi lần nới một phút, phải có phiếu nới ga rô ở nôi dễ đặt nhất.
IV. Tiếp nhận nạn nhân
    Đưa nạn nhân ra khỏi nơi bị nạn, đặt nạn nhân nằm tư thế thuận lợi.
    Nhận định tình trạng vết thương.
    Hướng dẫn người phụ lấy tay ấn trên đường đi của động mạch


V. Chuẩn bị dụng cụ:
Ga rô chính quy:
 Khay chữ nhật: Ga rô bằng cao su to bản: 6-8cm X 1,5- 2m, vòng băng lót, bông gạc vô khuẩn, băng cuộn, phiếu ga rô, hộp thuốc cấp cứu.
Ga rô tuỳ ứng:
Khay chữ nhật: 2 dải băng hoặc khăn mùi xoa, con chèn, que xoắn, vải treo tay, băng vết thương và vải lót ở vị trí đặt ga rô.
Hộp thuốc cấp cứu, phiếu ga rô, bút, kim băng (nếu có )
VI. Kỹ thuật tiến hành
1. Đặt nạn nhân nằm hoặc ngồi tuỳ vị trí vết thương và tình trạng nạn nhân.
2. Quấn vải lót nơi đặt garô phía trên vết thương 3-5 cm.
3. Dùng dải băng hoặc khăn mùi xoa buộc lỏng, đặt con chèn trên đường đi của động mạch.
4. Một tay luồn que xoắn hoặc bút chì vào vòng dây, một tay đỡ chi và kéo căng da.
5. Xoắn cho dây chặt dần, quan sát vết thương thấy ngừng chẩy máu, cố định que xoắn.
6. Băng vết thương (đối với chi trên treo tay nạn nhân theo tư thế cơ năng).

7. Viết phiếu ga rô trước ngực, chuyển nạn nhân đến cơ sở điều trị 

Nếu bạn đang mang thai, bạn cần phải quan tâm tới chế độ ăn uống của hai chứ không phải là của một người. Những thực phẩm bạn ăn sẽ ảnh hưởng tới bạn và thai nhi trong thai kỳ.

Dưới đây là một số thực phẩm bạn nên tránh dùng khi mang thai.

Trứng sống hoặc trứng còn lòng đào

Thực phẩm nào bà bầu nên tránh? 1
Khi bạn đang mang thai, bạn muốn ăn trứng thì hãy chắc chắn rằng trứng đã được nấu chín kỹ. Lý do là vì trong trứng sống có thể chứa vi khuẩn Salmonella. Vi khuẩn này sẽ gây ra cảm giác chuột rút, buồn nôn, tiêu chảy và sốt hoặc trong trường hợp hiếm hoi thậm chí có thể sẩy thai.

Thức ăn thừa hoặc thức ăn đóng gói sẵn

Bạn đã nghe nói về các loại vi khuẩn được gọi là vi khuẩn Listeria? Nếu chưa thì bạn cũng nên biết rằng nó gây ra một căn bệnh gọi là Listeriosis. Đối với phụ nữ mang thai, nó có thể gây ra các triệu chứng giống cúm. 

Nhưng nếu Listeria được chuyển đến thai nhi của bạn, nó có thể gây sẩy thai hoặc sinh non. Vì vậy bạn nên nói lời tạm biệt với những món salad đóng gói sẵn, bánh mì và thức ăn thừa đã được chuẩn bị trước.

Thịt chưa nấu chín hoặc sống

Thịt chưa nấu chín hoặc sống là một trong số các loại thực phẩm mà phụ nữ mang thai nên tránh. Bên cạnh khả năng chứa vi khuẩn Salmonella, những thực phẩm này cũng có thể gây Toxomoplasis. Trong khi mang thai, Toxomoplasis có thể gây tổn thương não cho thai nhi của bạn.

Tránh một số loại cá

Cá là một phần không thể thiếu của bất kỳ chế độ ăn uống lành mạnh, trong đó có phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, một số loại cá như cá da trơn, cá kiếm… được biết đến có chứa hàm lượng thủy ngân cao và do đó nên tránh dùng cho phụ nữ mang thai. Hàm lượng thủy ngân cao trong những loại cá này có thể ức chế sự phát triển của thai nhi.

Pho mát mềm

Pho mát mềm cũng đứng đầu danh sách các loại thực phẩm mà phụ nữ mang thai nên tránh. Tuy nhiên bạn có thể dùng pho nếu như nó đã được nấu chín kỹ. Đừng quên ăn nó trong khi nó nóng!

Theo Dân Việt

KỸ THUẬT THÔNG TIỂU NỮ


 
I.                   Mục đích:
Đặt thông tiểu là biện pháp đặt một ống thông tiểu qua đường niệu đạo vào bàng quang nhằm:
-         Làm giảp sự khó chịu và căng quá mức do ứ đọng nước tiểu trong bàng quang.
-         Đo lường khối lượng và tính chất nước tiểu lưu trú trong bàng quang
-         Láy mẫu nước tiểu đi xét nghiệm.
-         Làm sạch bàng quang trong những trường hợp cần thiết như phẫu thuật vùng hậu môn sinh dục, phẫu thuật hoặc soi đường bàng quang tiết niệu
-         Theo dõi lượng nước tiểu ở người bệnh sốc, ngộ độc, bỏng nặng
II.                Chỉ định:
-         Khi người bệnh bí tiểu đã áp dụng các biện pháp kích thích tiểu tiện không hiệu quả
-         Theo dõi số lượng nước tiểu trong một số trường hợp
-         Lấy mẫu nước tiểu vô khuẩn làm xét nghiệm chẩn đoán
-         Chuẩn bị người bệnh trước mổ tiết niệu hay sinh dục hậu môn mà trước mổ người bệnh có cầu bàng quang và không đi tiểu được
-         Dẫn lưu nước tiểu gián đoạn hoặc liên tục trong trường hợp người bệnh hôn mê, liệt giường có tiểu tiện không tự chủ...
 Chống chỉ định:
-         Nhiễm khuẩn niệu đạo
-         Dập rách niệu đạo
-         Chấn thương tuyến tiền liệt        
IV. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị người bệnh:
- Giải thích và thông báo cho người bệnh và gia đình biết việc sắp làm         giúp người bệnh yên tâm
- Chuyển ngừơi bệnh sang buồng thủ thuật, kéo bình phong
2. Chuẩn bị dụng cụ:   
a, Dụng cụ vô khuẩn:
Khay chũ nhật hoặc gói vô khuẩn: Săng có lỗ, gạc, 2 kẹp Kocher , ống thông Nelaton hoặc Foley, cốc đựng bông tẩm Betadin, dầu nhờn, khay quả đậu
c, Các dụng cụ khác:
- Giá ống nghiệm, ống nghiệm, giấy xét nghiệm, găng tay.
- Khăn khoác, nilon, bô, túi đựng đồ bẩn
V.Kỹ thuật tiến hành:
1. Điều dưỡng đội mũ, rửa tay, mang khẩu trang
2. Đặt người bệnh nằm ngửa, trải ni lông dưới mông.
3. Phủ khăn khoác, bỏ quần xoay chéo khăn khoác cho kín chân và bộ phận sinh dục, 2 chân co, đùi hơi dạng.
4. Đặt khay dụng cụ và túi đựng bông gạc bẩn giữa 2 chân người bệnh
5. Mở khay hoặc gói vô khuẩn, mang găng tay, trải săng có lỗ để lộ bộ phận sinh dục ngoài.
6. Đặt gạc bờ trên xương mu, sát khuẩn bộ phận sinh dục ngoài bằng Betadin, bỏ kẹp đã dùng.
7. Bôi trơn ống thông, kẹp đầu ngoài ống thông đặt vào khay quả đậu
8. Đưa đầu ống thông vào niệu đạo 4 đến 5 cm, nước tiểu chẩy ra, lấy nước tiểu vào ống nghiệm.
9. Gập đầu ống thông rút ra, bỏ săng có lỗ, lau khô bộ phận sinh dục
10. Bỏ ni lông tháo găng tay, mặc quần và giúp người bệnh nằm tư thế thoải mái
11. Thu dọn dụng cụ
12. Ghi giấy xét nghiệm, phiếu chăm sóc.

Author Name

MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.