tháng 5 2013

Lỵ trực khuẩn là một bệnh thường gặp ở mùa hè. Đây là bệnh truyền nhiễm lây bằng đường tiêu hóa do Shigella gây nên. Biểu hiện với tình trạng nhiễm độc toàn thân, nhiễm độc thần kinh và viêm đại tràng ở các mức độ khác nhau. Bệnh dễ phát thành dịch, diễn biến thường lành tính, tuy nhiên với thể nặng và thể tối độc, nếu điều trị không đúng và không kịp thời dễ dẫn tới tử vong hoặc để lại những di chứng nặng nề.
Biểu hiện như thế nào?
Biểu hiện lâm sàng đa dạng tùy theo sức đề kháng của bệnh nhân, týp huyết thanh, các bệnh mạn tính khác kèm theo. Thông thường, sau khi mắc bệnh 1 - 3 ngày, bệnh nhân đột ngột xuất hiện sốt cao, sốt nóng có gai rét, đôi khi có rét run. Kèm theo sốt là đau đầu nhiều, đau toàn bộ đầu, mệt mỏi, bơ phờ, thờ thẫn, mất ngủ, da xanh, tái, chán ăn, khát nước, môi khô, tiểu ít...
Lưu ý khi điều trị lỵ trực khuẩn 1
Lỵ trực khuẩn lây truyền từ thức ăn không đảm bảo.
Đau bụng âm ỉ dọc theo khung đại tràng, nhất là vùng hố chậu trái, đôi lúc đau quặn thành cơn làm bệnh nhân xuất hiện cảm giác mót rặn. Sau mỗi lần đi ngoài, cảm giác đau xu hướng giảm sau đó lại xuất hiện trở lại. Đại tiện xuất hiện sau mỗi lần đau quặn bụng, đi ngày nhiều lần, từ vài lần đến vài chục lần, khi đại tiện luôn có cảm giác mót rặn. Phân lỏng, sệt lúc đầu, sau đó phân toàn nhầy máu lẫn lộn, nhầy mủ, nước phân như nước rửa thịt, tanh và thối.
Điều trị như thế nào?
Bù nước và điện giải là vấn đề quan trọng nhất, đặc biệt nếu lỵ trực khuẩn cấp xảy ra ở trẻ em, phải cho trẻ uống bù nước ngay vì ở trẻ em thể trọng cơ thể nhỏ, khi tiêu chảy, sốt cao rất dễ bị mất nước, điện giải, sẽ nhanh chóng gây giảm khối lượng tuần hoàn và rối loạn nước điện giải.
Ngay tại nhà, cần bù nước bằng dung dịch oresol hoặc viên hydrite. Cần chú ý, pha dung dịch bù nước phải theo đúng hướng dẫn sử dụng, không được chia nhỏ gói oresol hoặc viên hydrit để pha làm nhiều lần. Dung dịch bù nước đã pha nếu quá 12 giờ không uống hết phải bỏ đi.
Kháng sinh: Có nhiều loại kháng sinh có thể sử dụng trong điều trị lỵ trực khuẩn như nhóm bactrim, nhóm beta lactam, quinolon... tùy theo tình hình thực tế. Hiện nay, hay sử dụng và hiệu quả nhất là nhóm quinolon.
Nhóm thuốc cũ (bactrim, tetracyclin, clorocid): Nhóm này đã bị Shigella kháng rất cao, hiệu quả chữa bệnh kém. Bên cạnh đó, các thuốc này còn gây ra các tác dụng không mong muốn như bactrim gây bí tiểu, hại thận; tetracyclin làm hỏng men răng trẻ dưới 12 tuổi; clorocid gây hại tủy xương, làm thiếu máu... Mặc dù thuốc rất sẵn nhưng hiện nay ít được dùng.
Các kháng sinh nhóm beta lactam như amoxylin, ampicilin, các cephalosporin hiện nay vẫn còn được sử dụng, tùy vào điều kiện thực tế của bệnh nhân và cơ sở y tế hiện tại, thuốc dùng khá an toàn, tuy nhiên hiệu quả không bằng nhóm quinolon.
Các quinolon như acid nalidixic, ciprofloxacin, ofloxacin: Hiệu quả chữa bệnh cao, rút ngắn được khoảng một nửa số ngày dùng thuốc so với dùng nhóm thuốc cũ.
Acid nalidixic là thuốc thuộc nhóm quinolon thế hệ l. Trong cấu trúc không có nhân piperidin và không có nguyên tử fluor. Nhóm thuốc này có phổ tác dụng hẹp, chỉ tác dụng trên vi khuẩn gram âm và chủ yếu dùng điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu hoặc nhiễm khuẩn tiêu hóa do gram âm. Hiện nay chỉ còn sử dụng điều trị cho trẻ em dưới 16 tuổi. Nhưng thuốc không được sử dụng cho người mang thai, thời kỳ cho con bú, trẻ em dưới 3 tháng tuổi, bệnh nhân suy thận, rối loạn tạo máu, động kinh, tăng áp lực sọ não.
Các quinolon thế hệ thứ 2, hấp thu nhanh và dễ dàng qua đường tiêu hóa. Nói chung, nhóm này nên dùng cho các nhiễm khuẩn nặng và các nhiễm khuẩn đã kháng các thuốc thông thường. Tuy nhiên, khi dùng thuốc, một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra như rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy); gây đau nhức xương khớp, kém phát triển xương khớp nhất là ở tuổi đang phát triển; ngoài ra có thể có các biểu hiện khác như nhức đầu, chóng mặt, buồn ngủ, có trường hợp kích động, động kinh nhất là khi dùng cùng theophylin, tăng bạch cầu ưa acid, giảm bạch cầu lympho, giảm bạch cầu đa nhân, giảm tiểu cầu, thiếu máu. Do vậy, thuốc không được dùng cho người mẫn cảm với thuốc, người mang thai, thời kỳ cho con bú và trẻ em dưới 16 tuổi.
Tuy nhiên, theo khuyến cáo, chỉ sử dụng kháng sinh với các trường hợp ở thể vừa trở lên, không dùng cho thể nhẹ. Dùng thuốc gì, liều dùng bao nhiêu và dùng như thế nào cần có ý kiến của bác sĩ, bệnh nhân không nên tự ý sử dụng.

Đã bao giờ bạn tự hỏi: Tại sao tôi hay buồn bã, thất vọng? Tại sao tôi hay mệt mỏi và bị “già” hơn các bạn cùng trang lứa? Có thể tất cả những điều đó đều bắt nguồn từ cách sống bi quan của bạn. Dưới đây là một số gợi ý nhỏ có thể giúp bạn sống lạc quan - Chìa khóa để bạn yêu đời, sống khỏe và trẻ lâu.
Không than thở: Khi than thở, bạn sẽ luôn có cảm giác lo lắng và buồn phiền. Cứ tưởng rằng việc than vãn kêu ca chỉ là chuyện nhỏ nhưng thực tế thì nó lại có sức mạnh tàn phá phi thường. Nó có thể mang lại nét mặt “xám xịt”, những nếp nhăn hằn sâu, thái độ buông trôi, cảm giác lạnh nhạt hờ hững. Và nguy hiểm hơn là sự than thở lâu ngày sẽ khiến bạn kiệt sức và sắc đẹp ngày một “xuống dốc”.
Chìa khóa giúp sống khỏe, trẻ lâu 1
Học cách sống vui vẻ, lạc quan để luôn thấy khỏe mạnh, yêu đời và trẻ trung.

Khoan dung nhiều và đòi hỏi ít: Thông thường thì chúng ta luôn có xu hướng quy những lỗi lầm cho người khác chứ ít khi nhận lỗi về mình. Thực tế thì nhận lỗi về mình là một cách xử sự thông minh. Khi bạn có thể tha thứ lỗi lầm của một ai đó thì người khác cũng sẽ làm như thế với bạn. Không có ai là hoàn hảo cả, hãy tưởng tượng mình và mọi người không phải là người hoàn hảo, bạn sẽ thấy cuộc sống thật dễ chịu.
Luôn bận rộn: “Nhàn cư vi bất thiện”, vì vậy hãy lên kế hoạch và sử dụng quỹ thời gian của bạn, đừng quá bận rộn đến mức không có thời gian nghỉ ngơi nhưng cũng đừng để cho mình sống mà không biết ngày hôm nay mình sẽ làm gì.
Không sống nhạt nhẽo: Hãy làm nóng sự giao tiếp, công việc và tình yêu của bạn. Giao tiếp trong nguội lạnh chỉ càng làm cho người khác hờ hững với mình hơn. Điều cực kỳ quan trọng trong cuộc sống và công việc làm ăn, nếu bạn chỉ nghe “đối tác” mà không hề có cảm xúc tích cực, không hề biết chú ý, quan tâm thực sự đến họ thì chắc chắn bạn sẽ không bao giờ nhận được những tình cảm nồng ấm thực sự của người khác và do đó bạn sẽ luôn gặp thất bại.
Mỉm cười nhiều hơn: Mỉm cười là cách tốt nhất để “đòi hỏi” người khác phải cười lại với mình. Cố gắng quên đi mọi lo lắng và mỉm cười trong ít phút sẽ giúp bạn như được thư giãn. Không nên mất nhiều thời gian để suy nghĩ về những việc không hay trong quá khứ. Bạn đừng quên bí quyết thành công chính là “mỉm cười và mỉm cười”. Hãy tạo nên sức mạnh cho chính mình bằng việc lúc nào cũng mang theo “vũ khí” là nụ cười.

Kinh nghiệm dân gian cho rằng tinh thần của người mẹ sẽ quyết định đến tính cách của trẻ. Nếu mẹ buồn, sau này con sẽ có tính cách trầm, hướng nội. Còn y học hiện đại đã chứng minh rằng nếu bà mẹ bị quá stress thì sau khi sinh ra trẻ sẽ có tỉ lệ bị rối loạn giấc ngủ, rối loạn hành vi.
Stress hay căng thẳng do nhiều nguyên nhân như: thất nghiệp, bất hòa trong gia đình, người thân bị bệnh nặng… Phụ nữ mang thai dễ bị stress hơn so với không mang thai, với nhiều biểu hiện khác nhau như buồn phiền, mất ngủ, chán ăn, không muốn giao tiếp… Có rất nhiều phản ứng phụ tiêu cực của stress trong quá trình mang thai.
Stress khi mang thai 1Bị stress trong thời gian “bầu bí” có thể khiến cho đứa trẻ sau này mắc bệnh hen suyễn và dị ứng

Các nhà nghiên cứu phát hiện, áp lực stress khiến cho người mẹ ngủ không sâu và luôn trong tình trạng nửa ngủ nửa thức, thậm chí gặp ác mộng. Do đó, nếu khi gặp phải cần dùng đồ uống không chứa caffein và chất cồn trước khi ngủ sẽ giúp phòng ngừa tình trạng trên.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu gần 1,8 triệu trẻ được sinh ra ở Đan Mạch trong thời gian từ năm 1978 - 2008. Họ cố gắng tìm hiểu xem liệu có phải các dị tật tim bẩm sinh là những dị tật hay gặp hơn ở những đứa trẻ được sinh ra trong một nhóm đặc biệt gồm khoảng 45.000 phụ nữ. Những phụ nữ này bị mất đi bố mẹ, anh chị em ruột, con hay bạn đời trong khoảng thời gian thụ thai hoặc mang thai. Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy những thai phụ này tăng nhẹ nguy cơ sinh con mang dị tật tim bẩm sinh so với thai phụ khác không bị stress. Vậy tại sao stress ở người mẹ lại gây ra dị tật bẩm sinh cho thai nhi? Các nhà nghiên cứu giải thích rằng thai phụ bị stress dễ làm những việc nguy hiểm tới đứa con ở trong bụng. Ví dụ như họ thay đổi thói quen ăn uống khiến cho chế độ ăn không lành mạnh, kém tốt cho thai nhi. Hơn nữa, stress ở mẹ cũng có thể làm thay đổi ADN của thai nhi. Tuy nghiên cứu phát hiện ra mối liên quan giữa tình trạng stress của thai phụ và nguy cơ mắc dị tật tim ở con, song vẫn chưa chứng minh được đây là mối quan hệ nhân quả.
LỜI KHUYÊN CỦA THẦY THUỐC
Trong giai đoạn thai kỳ, khi cảm thấy mệt mỏi, lại phải chịu đựng nhiều áp lực do công việc giải pháp hữu hiệu cho cả mẹ và thai nhi đó là hãy tìm cho mình một không gian thật yên tĩnh, thoải mái và tâm sự cùng con. Ví dụ như: “Con à, hiện tại mẹ đang rất buồn, rất mệt mỏi về chuyện...”, thông qua đó sẽ giảm stress và cũng giảm ảnh hưởng không tốt tới thai nhi. 
Các bà mẹ trẻ bị stress trong thời gian “bầu bí” có thể khiến cho đứa trẻ sau này mắc bệnh hen suyễn và dị ứng. Kết quả này được các nhà nghiên cứu Mỹ công bố mới đây tại một cuộc hội thảo. Bác sĩ Rosalind Wright ở trường Y khoa Harvard cho rằng, các bà mẹ thường hay bị stress do vấn đề tài chính hoặc các mối quan hệ trong cuộc sống hằng ngày có thể làm tổn thương hệ miễn dịch đang phát triển của trẻ ngay trong giai đoạn thai kỳ.
BS. Wight và các cộng sự nhận thấy các bà mẹ ít bị stress trong thời gian mang thai có thể đưa đến cho con mức IgE (Immunoglobulin - IgE là loại hoóc-môn miễn dịch tổng hợp rất có lợi cho trẻ nhỏ) cao hơn, thậm chí người mẹ cũng ít có nguy cơ bị dị ứng trong thời gian mang thai. Các nhà nghiên cứu đã đo lượng IgE ở ở rốn của 387 đứa trẻ mới sinh ở Boston. BS. Wright khẳng định: “Stress có thể được xem như là một nhân tố ô nhiễm, ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch”.
BS. Andrea Danese, Đại học London, theo dõi 1.000 người ở New Zealand từ lúc sơ sinh cho đến tuổi 32 và nhận thấy rằng: những ai đã trải qua trạng thái stress trong thời thơ ấu, qua những sự rèn luyện khắc nghiệt hay bị lạm dụng tình dục, tính khí của họ khi ở tuổi 20 dễ bị kích động gấp đôi so với những người bình thường khác. Sự kích động này được cho là phản ứng của protein và các tế bào miễn dịch, làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và đái tháo đường.
Đã có nhiều nghiên cứu về sự ảnh hưởng của tâm lý bà mẹ đối với thai nhi. Chẳng hạn như nghiên cứu của Vijai  P. Sharma về stress trong thai kỳ ảnh hưởng đến trẻ như thế nào, qua nghiên cứu ông kết luận stress trong suốt thời gian mang thai có thể ảnh hưởng khá lớn đến nồng độ nội tiết của người mẹ dẫn đến giảm dưỡng chất được cung cấp cho thai qua nhau, từ đó ảnh hưởng đáng kể đến các cơ quan trọng yếu của thai nhi như: gan, tim, thận, não và ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần của trẻ về sau.
Theo Ian Spencer, stress có thể gây sảy thai, sinh non hoặc thai chậm phát triển. Hậu quả của stress trên thai kỳ  đã được chứng minh có thể là sảy thai, thai dị tật bẩm sinh. Tăng nguy cơ sinh non. Thai chậm phát triển trong tử cung. Mẹ tăng nhịp tim. Tăng huyết áp trên thai phụ, có nguy cơ dẫn đến tình trạng tiền sàn giật - sản giật. Ngay ở giai đoạn hậu sản, người mẹ dễ bị trầm cảm sau sinh.
Stress thường ảnh hưởng nhiều nhất trong 3 tháng đầu thai kỳ, đây là giai đoạn hình thành và hoàn thiện các cơ quan, tuy nhiên stress cũng có thể ảnh hưởng đến suốt thai kỳ.
Hay những kết quả nghiên cứu khác còn cho thấy mẹ bị stress trong 3 tháng đầu của thai kỳ tăng nguy cơ có nồng độ sắt thấp, dẫn đến chậm phát triển về thể chất và trí tuệ cho thai. Theo một nghiên cứu được trình bày tại hội nghị thường niên của Hội nghiên cứu Nhi khoa Hoa Kỳ tại Boston thì những trẻ sơ sinh có mẹ bị stress trong 3 tháng đầu của thai kỳ tăng nguy cơ có nồng độ sắt thấp, dẫn đến chậm phát triển về thể chất và trí tuệ. Sắt đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển các hệ cơ quan, đặc biệt là não bộ. Các yếu tố nguy cơ dẫn tới nồng độ sắt thấp ở trẻ sơ sinh là do thiếu hụt sắt ở người mẹ, mẹ mắc bệnh đái tháo đường, mẹ hút thuốc lá trong thời kỳ mang thai, sinh non, sinh con nhẹ cân và đa thai.
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng phụ nữ có ý định sinh con nên bổ sung sắt 12 tháng trước khi mang thai, đặc biệt là ở nhóm có nguy cơ cao. Nhờ vậy thiếu sắt (có hoặc không có thiếu máu) có thể được phát hiện sớm và điều trị trước khi trở thành mạn tính và nghiêm trọng.
Để cải thiện hiện tượng stress trên, tiến sĩ Siobhan Dolan, một chuyên gia tâm lý học, khuyên: cần ăn uống điều độ đầy đủ chất dinh dưỡng và uống nhiều nước. Ăn uống cũng sẽ cung cấp sẽ cung cấp đủ năng lượng cần  thiết để có thể đối phó với stress, đặc biệt là khi cảm thấy mệt mỏi hoặc quá sức. Nghỉ ngơi đầy đủ và khi cảm thấy mệt mỏi. Chú ý phòng ngủ yên tĩnh, tránh tiếng ồn. Có thể tắm mát trước ngủ, không nên ăn trong vòng 1 giờ trước khi  ngủ. Không hút thuốc, không uống rượu, không dùng thuốc gây nghiện. Tập thể dục thường xuyên, tập thể dục các môn thích ứng với tình trạng sức khỏe, có sự tư vấn của chuyên gia thể dục. Với sự tập luyện cơ thể thường xuyên giúp cho cơ thể khỏe mạnh, làm việc tốt hơn và giảm stress. Hoặc thư giãn bằng cách nghe nhạc, du lịch, xem kịch hài, sẽ làm cho phấn chấn và vui vẻ để vượt qua cơn stress.… Tránh xa những yếu tố gây stress nếu có thể được, cụ thể là tránh những tình huống hoặc những người có khả năng gây stress cho mình. Chia sẻ với người thân, bạn bè, nếu cảm thấy khó nói thì có thể đến với chuyên gia tâm lý, cha nhà thờ. Việc giao tiếp thường xuyên và cởi mở với người khác giúp cảm thấy tự tin hơn để đối phó với các thách thức hàng ngày. Làm giảm khối lượng công việc hằng ngày. Nếu như đang phải làm việc quá nhiều trong một ngày, hãy chia sẻ nhiệm vụ cho những người khác cùng làm. Cần khám thai tại các cơ sở có đầy đủ phương tiện để chăm sóc tiền sản, đảm bảo thai kỳ được tiến triển tốt.

Bé Giang 6 tuổi đang khỏe mạnh bỗng dưng lăn ra ốm, người nóng hầm hập. Chị Loan (mẹ của bé Giang) cặp nhiệt độ cho con, thấy con sốt tới hơn 39 độ C nên chị đã vội vàng chạy ra hiệu thuốc mua ngay vỉ paracetamol về cho con uống. Sau khi uống thuốc được hơn 1 ngày thì bé Giang lại có biểu hiện đỏ môi và sau đó thì nổi nhiều bọng nước ở tay và chân. Tiếp theo, da bé bị lở loét, chảy nước như bị bỏng vôi. Không biết con bị bệnh gì chị Loan đưa con đi bệnh viện. Tại đây các bác sĩ đã chẩn đoán bé Giang bị dị ứng thuốc hạ sốt paracetamol (do cơ địa) hay còn gọi là hội chứng Steven Johnson. Bác sĩ cho biết:
- Steven Johnson là hội chứng cấp tính trên da và niêm mạc do thuốc. Các triệu chứng của hội chứng này sẽ xuất hiện vài ngày hay vài tuần sau khi uống thuốc với các biểu hiện như sốt cao, mệt mỏi, khắp người nổi ban đỏ, bọng nước hoặc bị lột da. Rất nhiều loại thuốc có thể gây nên hội chứng này như kháng sinh (penicillin, ampicillin, streptomycin…), thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm, thuốc chống lao…
Paracetamol không lành như ta tưởng 1
Không tự ý dùng thuốc hạ sốt cho trẻ vì có thể gây dị ứng thuốc.    
- Thưa bác sĩ, em nghe người ta nói thuốc hạ sốt paracetamol là an toàn mà, nên trong nhà có ai bị sốt là em toàn mua thuốc này về dùng thôi.
- Không thuốc nào là an toàn tuyệt đối. Paracetamol là thuốc được dùng rộng rãi trong điều trị các chứng đau và sốt từ nhẹ đến vừa. Ở liều bình thường, paracetamol dung nạp tốt, ít tác động đến hệ tim mạch và hô hấp, không gây kích ứng, xước hoặc chảy máu dạ dày như khi dùng aspirin (một thuốc kháng viêm không steroid cũng được dùng để hạ sốt, giảm đau). Vì thế, so với thuốc aspirin thì paracetamol có vẻ “lành” hơn thôi. Tuy nhiên, paracetamol có thể gây độc cho gan, làm tổn thương gan và dẫn tới tử vong khi dùng quá liều. Đấy là chưa kể đến ngay cả khi dùng đúng liều thuốc vẫn có thể gây ra các tác dụng không mong muốn như ban da (thường là ban đỏ hoặc mày đay), nhưng đôi khi nặng hơn và có thể kèm theo sốt do thuốc và thương tổn niêm mạc, thậm chí là phản ứng dị ứng nặng như trường hợp của con chị đây. Tuy nhiên phản ứng dị ứng nặng này sẽ hay gặp hơn ở những người có cơ địa dễ mẫn cảm với thuốc.
- Vậy đối với hội chứng Steven Johnson này có phòng tránh được không?
- Hội chứng Steven Johnson rất khó phòng tránh. Với những người có tiền sử dị ứng (như thuốc, mỹ phẩm, thức ăn), người mắc bệnh mề đay, hen phế quản… cần phải cẩn trọng khi sử dụng thuốc. Đặc biệt, khi đi khám cần phải thông báo tiền sử dị ứng cho bác sĩ biết và phải sử dụng thuốc theo đơn bác sĩ. Trong quá trình dùng thuốc nếu có các triệu chứng bất thường như rối loạn tiêu hóa, ban đỏ, sẩn ngứa, khó thở… cần thông báo cho bác sĩ biết để được xử trí kịp thời, tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Bạn bị stress vì công việc và ngủ không đủ giấc đêm qua, kết quả là bạn đã bị một cơn đau đầu kinh khủng. Vậy thì bạn sẽ làm gì?
Chẳng có gì khó, chỉ cần một viên Panadol hoặc Tylenol thì xem ra cũng cải thiện được tình hình, cơn nhức đầu biến mất, cuộc sống lại tràn đầy màu sắc.
Ngày hôm sau, khi thức dậy, bỗng dưng bạn lại cảm thấy đau đầu, lần này cơn đau không dữ dội như hôm qua nhưng cứ tái đi tái lại. Cũng lại giở trò cũ, thuốc đã mua sẵn ngày hôm qua rồi, tội gì không uống để ngăn chặn cơn đau trước khi chúng càng trở nên “tàn nhẫn”.
Thế nhưng sự đời đâu có dễ ăn như ta tưởng. Khi bạn làm điều đó có nghĩa là bạn đã “hãm tài” những “receptor đau” vốn có nhiệm vụ “đưa tin” giữa các tế bào não. Điều này cũng có nghĩa là cơn đau đầu của bạn vẫn “ăn dầm nằm dề” ở đó, nhưng vì não đã bị “cắt liên lạc” cho nên làm cho bạn không còn cảm thấy đau. Cũng có nghĩa là thay vì tìm ra nguyên nhân gây đau đầu để mà trị, bạn chỉ trị triệu chứng đau đầu.
 Nhiều loại thuốc giảm đau không tốt cho cơ thể
Thêm vào đó, Tylenol hoặc Panadol (tên biệt dược của paracetamol) không hiền như ta tưởng. Một thống kê từ Úc cho thấy khi sử dụng paracetamol chỉ có 16% người dùng chịu đọc kỹ nhãn thuốc; khoảng 44% đã đọc nhãn thuốc và biết rằng mình đang sử dụng quá liều được đề nghị nhưng vẫn chấp nhận dùng để “ăn thua đủ” với cơn đau.
Nếu bạn bị dính đau đầu hơn 2 lần trong một ngày thì đúng là bạn đã có vấn đề. Sử dụng thuốc giảm đau bừa bãi chỉ càng có cơ hội bị dính theo hiệu ứng hồi ngược (rebound) và càng làm cho cơn đau đầu càng không còn lối thoát. Khi bạn sử dụng cùng một loại thuốc giảm đau trong một thời gian dài thì cơ thể bạn sẽ bị nghiện thuốc. Điều gì sẽ xảy ra khi một loại thuốc giảm đau bị “phế võ công”? Bạn sẽ bị cơn đau đầu hành hạ bạn một cách dã man hơn và càng làm cho bạn muốn uống thêm nhiều thuốc hơn và càng nhiều thuốc hơn nữa tạo thành cái vòng luẩn quẩn.
Không phải nói ra những điều này nhằm thuyết phục bạn đừng có rớ vào mấy loại thuốc giảm đau. Không thể phủ nhận công lao của chúng, tuy nhiên đừng để chúng biến thành một phần không thể thiếu được trong cuộc sống thường ngày của bạn. Có một điều nếu nói ra tưởng là dư thừa: luôn luôn đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng. Nhiều loại thuốc tuy rằng dùng khác mục đích nhưng lại có chung thành phần hoạt chất. Vì vậy, nếu dùng những loại thuốc này cùng một lúc sẽ càng làm tăng hàm lượng các thành phần hoạt chất giống nhau có mặt ở 2 thuốc khác nhau và sẽ càng làm tăng thêm độc tính. Một ví dụ rõ nhất là Tylenol trị đau đầu có chứa paracetamol, một số loại thuốc trị cảm cúm khác cũng có chứa paracetamol, nếu sử dụng 2 loại thuốc này cùng một lúc, sự quá liều paracetamol rất có thể xảy ra. Nếu chế độ dinh dưỡng không hợp lý, ăn uống thất thường, mượn rượu giải sầu... thì càng làm tăng khả năng công phá lá gan mong manh của bạn. Điều “khó chịu” nhất là khi lá gan bị công phá ở giai đoạn sớm, những triệu chứng gặp phải rất giống cúm và làm cho bạn càng sử dụng thêm thuốc trị cúm và càng làm cho lá gan “oải chè đậu” hơn.
Nếu bạn bị hiệu ứng đau đầu hồi ngược khi sử dụng các loại thuốc giảm đau, điều duy nhất bạn có thể làm để xoay chuyển tình thế là... ngưng ngay tất cả các loại thuốc giảm đau và thay thế bằng những liệu pháp tự nhiên khác. Những liệu pháp tự nhiên này đã được dùng từ lâu đời và đôi lúc còn nhanh hơn và hiệu quả hơn so với các loại thuốc giảm đau. Những liệu pháp này bao gồm thủy liệu pháp (hydrotherapy), hương liệu pháp (aromatherapy), châm cứu, massage, yoga... Trị những cơn đau đầu đúng phương pháp sẽ làm bạn tiết kiệm tiền bạc chi tiêu vào những loại thuốc giảm đau vốn hay gây... “nhức đầu” cho túi tiền của bạn.
DS. NGUYỄN BÁ HUY CƯỜNG
(Khoa Dược - ĐH Murdoch - Úc)



I. Chuẩn bị:
1. Với điều dưỡng:
          - Trang phục áo công tác, đội mũ, mang khẩu trang
          - Rửa tay trước khi chuẩn bị dụng cụ
2. Người bệnh:
          - Giải thích cho người bệnh biết mục đích công việc mình sắp tiến hành để người bệnh yên tâm và phối hợp.
- Hướng dẫn  người bệnh ngồi tư thế phù hợp với vị trí cần thay băng..
3. Dụng cụ: Chuẩn bị xe băng sạch, lau xe bằng dung dịch khử khuẩn
Băng cuộn bằng vải mềm, dụng cụ và thuốc sát khuẩn, gạc miếng, kim băng hoặc móc sắt để cố định.
Ii. Các bước tiến hành:
1.Đặt gạc che chở vết thương trên các ngón tay.
2. Băng 2 vòng khoá ở cổ tay
3. Băng tay phải thì bắt đầu kéo băng từ  mu bàn tay lên gốc ngón cái, (Nếu băng tay trái thì từ gốc ngón út)
4. Băng rắn quấn từ gốc ngón đến đầu ngón, băng xoáy ốc từ đầu ngón về gốc ngón.
5. Băng xuống mu bàn tay về cổ tay và lên gốc ngón khác.
6. Băng đến khi kín các ngón bị thương ( Băng đều, phẳng, đẹp, không chặt quá, không lỏng quá).
7. Quấn 2 vòng ở cổ tay rồi buộc cố định.
8. Kiểm tra sự lưu thông tuần hoàn ở đầu ngón tay

9. Thu dọn dụng cụ



 I. Mục đích:
- Điều dưỡng tôn trọng nguyên tắc vô khuẩn khi thay băng cho người bệnh.
- Đảm bảo an toàn cho người bệnh.
- Tránh nhiễm khuẩn chéo trong Bệnh viện.
- Tạo điều kiện để quá trình liền sẹo của vết thương diễn biến tốt.
II. Chỉ định:
  Thực hiện theo y lệnh của Bác sỹ.
III. Chuẩn bị:
1. Với điều dưỡng:
          - Trang phục áo công tác, đội mũ, mang khẩu trang
          - Rửa tay trước khi chuẩn bị dụng cụ
2. Người bệnh:
          - Giải thích cho người bệnh biết mục đích công việc mình sắp tiến hành để người bệnh yên tâm và phối hợp.
- Hướng dẫn  người bệnh nằm tư thế phù hợp với vị trí cần thay băng..
3. Dụng cụ: Chuẩn bị xe thay băng sạch, lau xe bằng dung dịch khử khuẩn
a,Tầng 1:
 Dụng cụ vô khuẩn:
- 01 lọ cắm panh và panh vô trùng.
          - 01 hộp đựng dụng cụ vô khuẩn ( mỗi người thay băng bằng một bộ dụng cụ riêng), trong hộp có: + 02 kẹp phẫu tích.
                                     + 02 kìm Kose.  
        + 01 kéo
          - 01 hộp gạc, bông cầu (gạc củ ấu) vô knuẩn.
- Găng tay vô khuẩn
 Dụng cụ sạch:
          - Dung dịch rửa vết thương: 01 lọ povidine, 01 lọ ête, 01 lọ oxy già, 01 lọ        nước muối rửa vô khuẩn.
- Hộp đựng bông cồn 700
          - Nylon lót khi thay băng.
          - Khay quả đậu.
          - Băng dính, kéo cắt băng.               
- Băng cuộn, túi hậu môn nhân tạo (nếu cần).
C, Tầng 2:
          - 01 chậu đựng dung dịch khử khuẩn.
          - 01 khay để nylon lót sau khi sử dụng.
          - Thùng rác có lót túi nilon.
IV. Các bước tiến hành:
1. Điều dưỡng trải nilon lót dưới vùng thay băng Bộc lộ vết thương, đặt khay quả đậu vào vị trí thuận tiện, đi găng.
2. Mở hộp dụng cụ  và mở hộp gạc (lật ngược nắp hộp đặt xuống phía dưới và mở hộp).
3. Tháo băng cũ, nhận định tình trạng vết thương (sau khi dùng xong bỏ nỉa vào chậu có dung dịch khử khuẩn) .
4. Sát khuẩn tay ĐDV bằng cồn 70o, Sát khuẩn từ mép vết thương ra ngoaì bằng cồn Iôt ( Rộng từ 3-5 cm.).
5. Thấm dung dịch, rửa từ giữa vết thương ra mép, rửa đến khi sạch ( đối với vết thương nhiễm khuẩn cắt lọc và rửa sạch tổ chức hoại tử).
6. Thấm khô vết thương, lau khô vùng da  xung quanh vết thương.
7. Sát khuẩn- Đặt gạc kín vết thương- Băng lại ( hoặc để thoáng vết thương theo chỉ định).
8. Cho người bệnh nằm lại tư thế thoải mái, đắp ấm, dặn dò bệnh nhân những điều cần thiết
9. Thu dọn dụng cụ.

10. Ghi phiếu theo dõi điều dưỡng



    
I. Mục đích:
- Điều dưỡng tôn trọng nguyên tắc vô khuẩn khi thay băng cho người bệnh.
- Đảm bảo an toàn cho người bệnh.
- Tránh nhiễm khuẩn chéo trong Bệnh viện.
- Tạo điều kiện để quá trình liền sẹo của vết thương diễn biến tốt.
II. Chỉ định:
  Thực hiện theo y lệnh của Bác sỹ.
III. Chuẩn bị:
1. Với điều dưỡng:
          - Trang phục áo công tác, đội mũ, mang khẩu trang
          - Rửa tay trước khi chuẩn bị dụng cụ
2. Người bệnh:
          - Giải thích cho người bệnh biết mục đích công việc mình sắp tiến hành để người bệnh yên tâm và phối hợp.
- Hướng dẫn  người bệnh nằm tư thế phù hợp với vị trí cần thay băng..
3. Dụng cụ: Chuẩn bị xe thay băng sạch, lau xe bằng dung dịch khử khuẩn
a,Tầng 1:
 Dụng cụ vô khuẩn:
- 01 lọ cắm panh và panh vô trùng.
          - 01 hộp đựng dụng cụ vô khuẩn ( mỗi người thay băng bằng một bộ dụng cụ riêng), trong hộp có: + 02 kẹp phẫu tích.
                                     + 02 kìm Kose.  
        + 01 kéo
          - 01 hộp gạc, bông cầu (gạc củ ấu) vô knuẩn.
- Găng tay vô khuẩn
 Dụng cụ sạch:
          - Dung dịch rửa vết thương: 01 lọ povidine, 01 lọ ête, 01 lọ oxy già, 01 lọ        nước muối rửa vô khuẩn.
- Hộp đựng bông cồn 700
          - Nylon lót khi thay băng.
          - Khay quả đậu.
          - Băng dính, kéo cắt băng.               
- Băng cuộn, túi hậu môn nhân tạo (nếu cần).
C, Tầng 2:
          - 01 chậu đựng dung dịch khử khuẩn.
          - 01 khay để nylon lót sau khi sử dụng.
          - Thùng rác có lót túi nilon.
IV. Các bước tiến hành:
1.     Điều dưỡng trải nilon lót dưới vùng thay băng Bộc lộ vị trí khâu, đặt khay quả đậu vào vị trí thuận tiện, đi găng.
2. Mở hộp dụng cụ  và mở hộp gạc (lật ngược nắp hộp đặt xuống phía dưới và mở hộp).
3. Tháo băng cũ, nhận định tình trạng vết thương (sau khi dùng xong bỏ nỉa vào chậu có dung dịch khử khuẩn) .
4. Sát khuẩn tay ĐDV bằng cồn 70o, Sát khuẩn chân chỉ, sát khuẩn vết thương bằng cồn Iôt ( Rộng từ 3-5 cm.).
5.Gắp một miếng gặc để cạnh VT- Dùng kìm có mấu kệp chỉ lên cắt chỉ.
6. Sát khuẩn- Đặt gạc - Băng lại.
7. Cho người bệnh nằm lại tư thế thoải mái, đắp ấm, dặn dò bệnh nhân những điều cần thiết
9. Thu dọn dụng cụ.

10. Ghi phiếu theo dõi điều dưỡng


                                               
I. Mục đích:
- Để chẩn đoán: Lấy dịch để làm xét nghiệm tìm trực khuẩn lao, xác định thành   phần, tính chất, số lượng dịch để chẩn đoán bệnh ở dạ dày
- Để điều trị: Hút chất ứ đọng, hơi trong dạ dày khi người bệnh chướng bụng, giúp cho vết mổ đường tiêu hoá mau liền và dùng để nuôi dưỡng người bệnh
II. Chỉ định, chống chỉ định:
      1. Chỉ định:
      - Các bệnh về dạ dày: Viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày, hẹp môn vị
      - Nghi ngờ lao phổi ở trẻ em
      - Các trường hợp chướng bụng
      - Người bệnh mổ đường tiêu hoá như dạ dày. ruột
      - Nuôi dưỡng khi người bệnh không tự ăn uống được
      2. Chống chỉ định:
      - Bệnh ở thực quản: Co thắt, chít hẹp, phình tĩnh động mạch thực quản
- Có tổn thương ở thực quản như: U, rò, bỏng thực quản, dạ dày do a xít hoặc          kiềm mạnh
- Nghi ngờ thủng dạ dày
III. Chuẩn bị:
1.     Người bệnh:
-         Thông báo và giải thích cho người bệnh và gia đình biết thủ thuật sắp làm
-         Nếu lấy dịch để chẩn đoán bệnh ở dạ dày, tá tràng phải dặn người bệnh nhịn ăn trước 12 giờ
2.     Dụng cụ:
a.     Dụng cụ vô khuẩn:
-         Khay chữ nhật, khăn trải khay
-         Ống thông cỡ số phù hợp
-         Bơm tiêm 20 – 50 ml
-         Gạc bông cầu hấp
-         Găng tay
b.     Dụng cụ sạch:
-         Khay chữ nhật
-         Khay quả đậu
-         ống cắm kìm và 2 kìm Kocher
-         Lọ đựng cồn 700 , hộp đựng bông cầu
-         Lọ đựng dầu nhờn
-         Cốc nước chín
-         Kéo, băng dính, nylon, khăn bông
-         Giá đựng ống nghiệm
-         Ống nghe tim phổi
c.      Địa điểm: Phòng thủ thuật hoặc buồng bệnh

IV. Các bước tiến hành:
1. Rửa tay, đội mũ, đeo khẩu trang
2. Kiểm tra lại dụng cụ, cắt băng dính, đổ dầu nhờn ra cốc
3. Đặt người bệnh ở tư thế thích hợp (có thể nằm đầu cao, nghiêng về một bên hoặc ngồi), động viên người bệnh
4. Trải ny lon phía đầu giường, choàng nylon trước ngực người bệnh
5. Đặt khay quả đậu cạnh cằm và má
6. Sát khuẩn tay, mang găng
7. Đo ống thông từ cánh mũi đến thuỳ tai, đến dưới mũi ức, đánh dấu rồi cuộn lại. Dùng gạc bôi dầu nhờn đầu ống thông
8. Đưa ống thông nhẹ nhàng qua đường mũi hoặc miệng vào dạ dày tới vạch đánh dấu (vừa đẩy ống thông vừa động viên người bệnh kết hợp nuốt)
9. Kiểm tra xem ống thông có cuộn trong miệng không bằng cách bảo người bệnh há miệng (nếu người bệnh hôn mê dùng đè lưỡi để kiểm tra)
10. Kiểm tra ống thông đã chắc nằm trong dạ dày bằng một trong ba cách sau:
          - Nhúng đầu ống thông vào cốc nước không thấy sủi bọt
          - Dùng bơm tiêm hút dịch dạ dày
- Dùng bơm tiêm bơm hơi vào dạ dày (đẩy nhanh piston) đồng thời đặt ống nghe lên vùng thượng vị nghe thấy không khí vào dạ dạ dày (tiếng sôi).
11. Cố định ống thông bằng băng dính
Chú ý:
-         Nếu người bệnh chướng bụng hút đến khi hết chướng
-         Xét nghiệm dịch dạ dày tìm vi khuẩn: Lấy 5 – 10 ml dịch
-         Trường hợp hút liên tục: Hút đến khi dịch không chảy ra hoặc đến khi người bệnh đỡ chướng bụng
12. Lưu ống thông (không quá 24h) hoặc rút ống thông theo chỉ định của bác sỹ. Khi có chỉ định rút ống thông, rút ống từ từ khi còn khoảng 15 – 20 cm dùng kìm kẹp chặt, rút nhanh
13. Lau sạch mũi, miệng, tháo bỏ tấm ny lon
14. Giúp người bệnh nằm tư thế thoải mái, thuận tiện
15. Thu dọn dụng cụ
16.  Ghi hồ sơ:
- Ngày, giờ thực hiện kỹ thuật
- Tình trạng người bệnh trước, trong và sau khi đặt
- Tên người thực hiện kỹ thuật

QUI TRÌNH KỸ THUẬT TIÊM DƯỚI DA

I. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị dụng cụ:
a. Dụng cụ vô khuẩn:
- Khay chữ nhật, khăn vô khuẩn
- Bơm, kim tiêm thích hợp
- Kìm Kocher, ống cắm kìm
- Bông, gạc, hộp đựng bông cồn 700
b. Dụng cụ sạch và thuốc:
- Thuốc theo y lệnh
- Hộp thuốc cấp cứu
- Khay quả đậu, túi nylon
- Sổ thuốc (phiếu thuốc)
c. Dụng cụ khác:
- Hộp đựng vật sắc nhọn

- Xô đựng rác thải
2. Người bệnh:
- Thông báo và giải thích cho người bệnh và gia đình người bệnh biết việc sắp làm giúp người bệnh yên tâm và hợp tác trong quá trình tiêm
          - Đặt người bệnh ở tư thế thích hợp

II. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
1. Điều dưỡng rửa tay, đội mũ, đeo khẩu trang
2. Kiểm tra 5 đúng:
          - Đúng người bệnh
          - Đúng thuốc
          - Đúng liều
          - Đúng đường dùng
          - Đúng thời gian
3. Kiểm tra, sát khuẩn, dùng gạc vô trùng bẻ ống thuốc. Xé vỏ bao bơm tiêm,            thay kim lấy thuốc, hút thuốc vào bơm tiêm
4. Thay kim, đuổi khí, đặt bơm tiêm vào khay vô khuẩn
5. Bộc lộ vùng tiêm, xác định vị trí tiêm:
- 1/3 giữa mặt trước ngoài cánh tay
- 1/3 giữa mặt trước ngoài đùi
- Dưới da bụng
6. Sát khuẩn vùng tiêm từ trong ra ngoài 2 lần bằng bông cồn 700
7. Sát khuẩn tay điều dưỡng bằng bông cồn 700 hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh
8. Một tay véo da nơi tiêm, một tay cầm bơm tiêm đâm kim chếch 450 so với mặt da hoặc đâm kim vuông góc với đáy da véo lên vào mô liên kết
9. Rút thử nòng bơm tiêm  xem có máu không
10. Bơm thuốc chậm, theo dõi tình trạng chung của người bệnh
11. Bơm hết thuốc, căng da, rút kim nhanh, tại chỗ tiêm phồng to lên là đúng kỹ thuật. Sát khuẩn vị trí tiêm
12. Cho kim vào hộp gom kim
13. Giúp người bệnh về tư thế thoải mái và dặn dò những điều cần thiết
14. Thu dọn dụng cụ và gạch sổ thuốc


I. Mục đích:
          Phòng ngừa và giảm tối thiểu các tai biến và tử vong do sốc phản vệ
II. Chỉ định:
          Tất cả các trường hợp dùng thuốc dễ gây dị ứng.
II. Chống chỉ định:
          Đang có cơn dị ứng cấp tính (viêm mũi, mày đay, phù Quinke, hen phế quản...).
I. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị dụng cụ:
a. Dụng cụ vô khuẩn:
                   - Khay chữ nhật, khăn vô khuẩn
                   - Bơm, kim tiêm thích hợp (kim tiêm vô khuẩn số 24)
                   - Kìm Kocher, ống cắm kìm
                   - Gạc bẻ ống thuốc, hộp đựng bông cồn 700
b. Dụng cụ sạch và thuốc:
                   - Thuốc theo y lệnh, nước cất
                   - Hộp thuốc cấp cứu
                   - Khay hạt đậu, túi ny lon
                   - Sổ thuốc (phiếu thuốc)
          c. Dụng cụ khác:
                   - Hộp đựng vật sắc nhọn
                   - Xô đựng rác thải
2. Người bệnh:
- Thông báo và giải thích cho người bệnh và gia đình người bệnh biết việc sắp làm giúp người bệnh yên tâm và hợp tác trong quá trình làm kỹ thuật.
- Kiểm tra và khai thác tiền sử dị ứng thuốc của người bệnh.
II. Các bước tiến hành:
1. Điều dưỡng rửa tay, đội mũ, đeo khẩu trang
2. Kiểm tra 5 đúng:
          - Đúng người bệnh
          - Đúng thuốc
          - Đúng liều
          - Đúng đường dùng
          - Đúng thời gian
3. Kiểm tra thuốc, sát khuẩn ống thuốc, nước cất, bẻ bằng gạc vô khuẩn, tiến hành pha dung dịch thử ( dung dịch đạt nồng độ 100.000 đơn vị /1ml ).
4. Lấy 1ml thuốc đã pha vào bơm tiêm thứ nhất và 1ml nước cất vào bơm tiêm thứ 2, đuổi khí đúng kỹ thuật  đặt vào khay vô khuẩn.
5. Xác định vị trí tiêm: 1/3 trên mặt trước trong cẳng tay. Sát khuẩn vị trí lẩy da từ trong ra ngoài (chú ý sát khuẩn rộng) bằng bông cồn 700 đợi cồn khô. Điều dưỡng sát khuẩn tay.
6. Nhỏ một giọt nước cất và 1 giọt dung dịch thuốc cần thử  cách nhau 3-5 cm.
7. Dùng kim tiêm vô khuẩn (số 24) châm vào 2 giọt trên (mỗi giọt dùng kim riêng), qua lớp thượng bì, tạo với mặt da một góc 450rồi lẩy nhẹ, không được làm chảy máu.
8. Đánh dấu nơi Test bằng bút bi.
9. Hướng dẫn người bệnh không chạm vào nơi tiêm. Theo dõi quan sát sắc mặt bệnh nhân trong và sau khi làm test.
10. Thu dọn dụng cụ- rửa tay
11. Sau 20 phút mời Bác sỹ đọc và ghi kết quả vào phiếu


I.    MỤC ĐÍCH:
- Hồi phục lại khối lượng tuần hoàn khi người bệnh bị mất nước, mất máu (xuất huyết, bỏng, tiêu chảy mất nước...)
- Giải độc, lợi tiểu
- Nuôi dưỡng người bệnh
- Đưa thuốc vào để điều trị
II.  CHUẨN BỊ:
1.  Chuẩn bị người bệnh:

2.  Chuẩn bị dụng cụ, thuốc:
     a, Dụng cụ vô khuẩn:
- Khay vô khuẩn, khăn vô khuẩn.
- Bơm, kim tiêm 5 ml, 10 ml, bộ dây truyền dịch.
- Gạc miếng vô khuẩn
- Hộp đựng bông cồn 700
- Kìm Kocher có mấu
- Găng tay
b, Dụng cụ sạch và thuốc:
- Dịch truyền - thuốc theo y lệnh
- Bát Inox (đuổi khôngkhí)
- Kéo, băng dính, băng cuộn
- Hộp thuốc chống sốc
c, Các dụng cụ khác:
- Cọc truyền
- Khay quả đậu
- Gối kê tay có bọc ny lon, dây cao su, nẹp
- Phiếu truyền dịch
- Máy đo huyết áp, nhiệt kế...
- Hộp đựng vật sắc nhọn, xô đựng rác thải y tế
III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
1. Điều dưỡng đội mũ, rửa tay, mang khẩu trang
2. Thực hiện 5 đúng:
          - Đúng người bệnh
          - Đúng thuốc
     - Đúng liều
          - Đúng đường dùng
          - Đúng thời gian
3. Kiểm tra dịch truyền, đặt quang treo, sát khuẩn nút chai, cắm dây truyền vào chai Treo chai dịch, đuổi khí qua dây, khoá lại
4. Cắt băng dính
5. Chọn tĩnh mạch, đặt nẹp, đặt gối kê tay dưới vùng truyền
6. Mang găng
7. Buộc dây ga rô trên nơi chọc kim từ 3 - 5 cm
8. Sát khuẩn tay điều dưỡng bằng bông cồn 700.  Sát khuẩn vùng truyền từ trong ra ngoài 2 lần bằng cồn 700
9. Căng da, ngửa mũi vát chếch 300 đưa kim vào tĩnh mạch
10. Thử xem có máu trào ra
11. Tháo dây ga rô
12. Mở khoá để dịch chảy châm dưới mức số giọt theo y lệnh
13. Dùng gạc lót đốc kim, cố định đốc kim - dây truyền bằng băng dính. Dùng băng dính che phần thân kim còn lại. Cố định tay ngưòi bệnh bằng nẹp 3 dây
14. Điều chỉnh giọt theo y lệnh
15. Ghi phiếu theo dõi (giờ chảy, giờ hết) gắn vào chai dịch
16. Quan sát, dặn dò bệnh nhân
17. Thu dọn dụng cụ, tháo găng, rửa tay 

Author Name

MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.