2013

Sống lâu hơn nhờ uống cà phê


Những người trong độ tuổi 50-71 mỗi ngày uống từ 3 ly cà phê trở lên có thể giảm 10% nguy cơ tử vong so với những người không uống, theo nghiên cứu của Viện Ung thư Quốc gia Mỹ.
Phát hiện này cho thấy uống cà phê có khả năng giảm nguy cơ tử vong do các bệnh về tim, hô hấp, đột quỵ.
Các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu thói quen ăn uống của 40.0000 người không có tiền sử về bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư, đột quỵ… trước khi tham gia nghiên cứu từ năm 1995 đến 1996.
Mỗi người tham gia được hỏi về lượng cà phê tiêu thụ từ 0 đến 6 ly mỗi ngày. Đồng thời, các nhà khoa học cũng theo dõi sức khỏe của họ đến sau năm 2008 hoặc đến khi qua đời.
Kết quả cho thấy chỉ cần uống hơn một ly cà phê mỗi ngày có thể giảm nguy cơ tử vong, kể cả những người bị bệnh tim mạch, tiểu đường…. Tuy nhiên, có một ngoại lệ đáng lưu ý là cà phê không giảm được tử vong do ung thư ở nữ giới.
Neal Freedman - chuyên gia đến từ Viện Ung thư Quốc gia Mỹ và là tác giả chính của nghiên cứu trên - cho biết: “Trong tương lai cần phải quan tâm nhiều vào các thành phần của cà phê. Bởi bên cạnh caffein thì trong cà phê còn chứa khoảng 1.000 hợp chất khác, một trong số chúng có thể có lợi hoặc có thể không”.
Lona Sandon, một chuyên gia dinh dưỡng tại Trung tâm Y tế Tây Nam Đại học Texas ở Dallas (Mỹ), nhận xét: “Ở mức tối thiểu, nghiên cứu này dường như để xác nhận cho những nghiên cứu từ trước tới giờ về việc uống cà phê không hề xấu mà rất hữu ích cho sức khỏe của bạn”.
Theo Nld.com.vn

6 thực phẩm không ăn với trứng

Trứng không nên nấu với bột ngọt là điều ai cũng biết. Nhưng trứng không thể nấu với đường, chưa chắc bạn đã biết.

1. Đường
Trứng sau khi được nấu chín, axit amin trong trứng và đường sẽ kết hợp với nhau hình thành chất Glycosyl lysine - phá vỡ các thành phần axit amin trong trứng. Hơn nữa, hợp chất này khó hấp thụ, tính độc, có thể làm đông máu, gây nguy hại cho cơ thể.
2. Hồng
Ăn hồng sau khi ăn trứng rất dễ bị trúng độc thực phẩm, thậm chí có thể dẫn đến viêm dạ dày cấp tính với các dấu hiệu chủ yếu như buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng.
Nếu lỡ ăn hồng sau khi ăn trứng, bạn nên uống ngay một cốc nước muối pha loãng (200 ml nước và 20 gram muối). Nếu uống xong vẫn chưa thấy buồn nôn, bạn có thể uống nhiều lần để nôn hết chất độc hại trong cơ thể. Hoặc bạn cũng có thể dùng gừng tươi nghiền nát hòa với nước ấm để uống. Trường hợp cần thiết, bạn cũng có thể uống thuốc nhuận tràng để đào thải chất độc một cách nhanh nhất.
trung-b-1377168617.jpg
Ảnh minh họa: thehealthyboy
3. Sữa đậu nành
Buổi sáng, mọi người thường có thói quen ăn trứng kết hợp với uống sữa đậu nành mà không biết rằng, protein trong trứng sẽ kết hợp với trypsin trong sữa đậu nành, gây cản trở quá trình phân hủy và hấp thụ protein trong cơ thể.
4. Thịt ngỗng, thịt thỏ
Trứng không nên ăn cùng thịt thỏ, thịt ngỗng. Bởi cả hai loại thịt này có vị ngọt tính lạnh, mà protein trong trứng cũng tính lạnh, hai chất này kết hợp với nhau sẽ kích thích hệ tiêu hóa, gây tiêu chảy.
5. Thuốc tiêu viêm
Những người mắc bệnh về đường ruột, tiêu chảy, đặc biệt không được uống thuốc ngay sau khi ăn trứng. Bởi trứng có hàm lượng protein cao, nó sẽ làm gia tăng gánh nặng cho dạ dày, ảnh hưởng đến công hiệu của thuốc. Một số bệnh viêm khác như viêm đường hô hấp, viêm đường tiết niệu, không có ảnh hưởng lớn đến quá trình hấp thụ thuốc (xét ở góc độ Tây y).
6. Nước chè
Mọi người thường có thói quen uống nước chè sau khi ăn trứng để giảm mùi khó chịu, mà không hề biết cách ăn này rất hại cho sức khỏe. Bởi axit tannic trong lá chè sẽ kết hợp với protein trong trứng tạo thành hợp chất protein axit tannic làm chậm hoạt động của nhu động ruột, kéo dài thời gian tích trữ phân trong ruột - nguyên nhân gây táo bón, tăng nguy cơ tích trữ các chất có hại cho cơ thể
.                                                             Theo vnxpress.net

Chàng trai có trái tim nằm ở bụng

Bẩm sinh, trái tim của Huang Rongming không nằm ở ngực như bình thường mà "trôi" xuống bụng. Anh đã phải trải qua phẫu thuật kéo dài 10 tiếng đồng hồ để khắc phục khuyết tật này.
Huang Rongming (24 tuổi) hiện là công nhân ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Cả cuộc đời, anh đã khổ sở bởi trái tim nhô ra từ bụng của mình. Cho đến gần đây, các bác sĩ cảnh báo tình trạng sức khỏe của anh đã xấu đi trầm trọng nên cần phẫu thuật chỉnh tim khẩn cấp. 
tim-1377250903.jpg
Chàng trai với trái tim nằm ở bụng. Đây là một trường hợp hiếm gặp, hầu hết những đứa trẻ bị dị tật như thế này đều tử vong sau khi sinh. Ảnh: ChinaDaily.
Tuy nhiên, gia đình Rongming không đủ khả năng chi trả phí phẫu thuật để đưa trái tim trở lại đúng vị trí ở lồng ngực như bình thường. Câu chuyện về hoàn cảnh đáng thương của anh đã được đăng tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng, nhờ đó, nhiều người hảo tâm đã giúp anh có tiền để thực hiện ca phẫu thuật thay đổi cuộc đời mình.
"Đó là một giấc mơ đã trở thành sự thật. Từ nay tôi sẽ được sống một cuộc sống bình thường như bao người khác", Rongming nói trên trang ChinaDaily.
tim2-1377250904.jpg
Khuyết tật này khiến Rongming khổ sở. 24 năm qua nó làm anh khó thở, mặt mũi lúc nào cũng tái mét như thiếu máu. Ảnh: DailyChina.
Theo các bác sĩ, trường hợp tim nằm sai vị trí như trên là rất hiếm gặp, trong 1 triệu ca sinh mới có khoảng 5 đến 8 trẻ bị. Hầu hết bệnh nhân đều chết ngay sau khi chào đời. Khi Rongming được sinh ra, các bác sĩ cũng không nghĩ rằng anh có thể sống sót, vì tim trái khuyết tật nhô ra ngoài rất dễ bị tổn thương.
Trước khi phẫu thuật, người ta có thể dễ dàng nhìn thấy trái tim của Rongming phình ra từ phần bụng trên của anh đang đập thoi thóp dưới một lớp da mỏng.
Cha mẹ của bệnh nhân cho biết, họ rất lo lắng, suốt từ khi Rongming còn nhỏ, cậu bé luôn bị cấm không được phép đùa nghịch với các bạn khác. Họ sợ con trai sẽ chết nếu có đứa trẻ nào đó vô tình va chạm vào trái tim "lộ thiên" của cậu. Ngay cả trong điều kiện bình thường, Rongming đã thấy khó thở, mỗi khi đứng lên ngồi xuống, mặt mũi anh tái mét như không còn chút máu.
Đầu năm nay, Rongming đã đến chữa trị tại bệnh viện Wuhan Union. Khi gặp lại anh, ông Dong Nianguo, một bác sĩ phẫu thuật tim từng điều trị cho anh tỏ ra rất ngạc nhiên vì cậu bé Rongming vẫn còn sống.
Xét nghiệm cho thấy tình trạng sức khỏe của Rongming hiện tại đã xấu đi nhiều. Anh cần được phẫu thuật chỉnh tim ngay lập tức với chi phí có thể khoảng 200.000 nhân dân tệ (gần 700 triệu đồng).
tim3-1377250904.jpg
Rongming đã trải qua cuộc phẫu thuật thay đổi cuộc đời mình với trái tim đã được trả về đúng vị trí ở lồng ngực. Ảnh: DailyChina.
Tuy nhiên, vì cha mẹ Rongming đều là nông dân, bản thân anh cũng đi làm công ăn lương nên không có đủ khả năng để chi trả khoản viện phí quá lớn kia. Câu chuyện của Huang đã thu hút giới truyền thông, và chỉ trong vòng sáu ngày kể từ khi cảnh ngộ của anh được đăng tải trên các báo đài, nhiều độc giả hảo tâm đã giúp đỡ anh có đủ khoản tiền trang trải cho ca mổ.
Êkíp bác sĩ đã thực hiện phẫu thuật lấy trái tim từ bụng bệnh nhân để đưa nó vào trong lồng ngực. Quá trình này kéo dài hơn 10 tiếng đồng hồ và thành công tốt đẹp. Hiện tại,  Bụng của Rongming đã phẳng và trái tim khuyết tật được cố định ở lồng ngực. "Bây giờ sức khỏe tôi bình thường lại rồi, xin gửi lời cảm ơn đến tất cả những tấm lòng hảo tâm đã giúp đỡ tôi”, anh nói.
                                                                          Theo vnxpress.net

Nhiễm herpes sinh dục nữ và dùng thuốc

Herpes simples virus (HSV) gây ra  herpes sinh dục  nữ cũng như gây ra các bệnh viêm não, loét giác mạc mắt cho trẻ bị lây nhiễm HSV từ mẹ. Do ngại độc, ngại không an toàn với thai, nhiều người bệnh đã không dùng thuốc sớm, thiếu tích cực và kiên nhẫn nên bệnh hay tái phát, lây nhiễm  rộng trong cộng đồng và cho trẻ sơ sinh.
Tình trạng nhiễm HSV
HSV có 2 loại: HSV1 lây truyền qua miệng, qua nước bọt. HSV2 lây truyền qua sinh hoạt tình dục. Trước đây, HSV2 được cho là tác nhân chủ yếu gây herpes sinh dục. Ngày nay, các trường hợp  nhiễm HSV1 sinh dục ngày một gia tăng, vượt quá 50% trong dân số nữ nên HSV1 cũng được xem là tác nhân gây ra loét sinh dục tái phát. Khoảng 70% số người lành nhiễm HSV nhưng không có triệu chứng. Khi sức khỏe giảm sút, có cơ hội thuận lợi, các HSV có sẵn trong cơ thể sẽ gây ra mụn rộp ở bộ phận sinh dục và các bộ phận khác. Có 40% số người nhiễm HSV lần đầu sẽ tái phát thành viêm loét sinh dục trong năm đầu (Benedetti J-1994).                            
Nhiễm herpes sinh dục nữ và dùng thuốc 1
Ảnh minh họa
Tỉ lệ nhiễm HSV ở nữ rất cao không chỉ  ở các nước đang phát triển mà cả ở các nước phát triển. Tại Việt Nam, theo điều tra của Bệnh viện Từ Dũ trên 1.135 nữ (15 - 69 tuổi)  thấy nhiễm HSV1 98% nhiễm HSV2 là 35,2% tương đương với Hà Nội lần lượt là 99 - 11,3%. Tại Canada, nhiễm HSV1 là 51,1%, HSV2 là 9,1% (Howard M-2003), tỉ lệ thai phụ nhiễm HSV là 17,3% (Patrick DM -200).
Tốc độ nhiễm HSV tăng rất nhanh trên toàn cầu: Anh  tăng 6 lần  (1972 - 1994), Mỹ tăng 9,43 lần (1970 - 1994);  tốc độ tăng trong giai đoạn sau có giảm hơn trước, song vẫn còn nhanh: Pháp nhiễm HSV2 tăng gấp đôi (2000 - 2010).Việt Nam, ước nhiễm HSV (cả nam và nữ)  tăng 30% (1985 - 2010).
Nhiễm  herpes sinh dục sau 2 - 7 ngày thường có biểu hiện đau và ngứa. Vài giờ đến vài ngày sau giai đoạn đầu này thì vết loét  xuất hiện. Đầu tiên chỉ là một chỗ sưng đỏ nhỏ, mềm, đau, rồi trở nên mọng nước trong vòng một vài ngày; sau đó chúng vỡ miệng, trở thành vết loét, gây rỉ dịch hoặc chảy máu. Ở nữ, vết loét có thể ở vùng âm đạo, cơ quan sinh dục ngoài, mông, hậu môn, hoặc bên trong cổ tử cung. Ở nam, vết loét có thể ở dương vật, bìu, mông, hậu môn, đùi, niệu. Vết gây ra đau đớn rất nhiều khi đi tiểu; gây cơn đau đớn và nhiều cảm giác khó chịu khác ở vùng sinh dục.Trong giai đoạn bột phát, có thể có các triệu chứng nhiễm virút thông thường giống bệnh cúm, gồm sốt, nhức đầu và nổi hạch bẹn. Các dấu hiệu, triệu chứng trên có thể tái phát không thường xuyên, có thể qua hàng năm hay hàng tháng làm cho chất lượng cuộc sống người bệnh  bị giảm sút nghiêm trọng. Khoảng 30 - 40% số thai phụ nhiễm HSV có nguy cơ truyền bệnh cho con (qua cuống rốn hay lúc sinh), tập trung vào các tháng nửa sau thai kỳ gây viêm não, tổn thương não, loét giác mạc, mờ mắt hay tử vong cho trẻ.
Theo đó, việc điều trị nhiễm HSV rất cần thiết, đặc biệt càng cần thiết ở phụ nữ mang thai.
Các thuốc kháng HSV thường dùng
Bao gồm: acyclovir, famcyclovir, valacylovir.
Acyclovir:
Về dược tính: chất tương tự nucleosid (acycloguanosin), có tác dụng chọn lọc trên tế bào nhiễm HSV. Khi vào cơ thể, chuyển thành acyclovir monophosphat nhờ enzyme thimidinkinase của virút; sau đó chuyển thành aciclovir triphosphat nhờ các emzyme khác của tế bào. Acyclovir triphosphat ức chế tổng hợp DNA, ngăn cản sự nhân lên của virút mà không ảnh hưởng gì đến chuyển hóa của tế bào bình thường.
Acyclovirc tác dụng mạnh nhất với HSV1, kém hơn với HSV2, đặc biệt  có tác dụng tốt trong viêm não do HSV1 (làm giảm tử vong từ 70% xuống 20%, giảm tỉ lệ các biến chứng nghiêm trọng trên những người được chữa khỏi), cũng có tác dụng tốt trên thể viêm mãng não nhẹ hơn do HSV2.
Trong nhiễm HSV, acyclovir được dùng điều trị khởi dầu và dự phòng tái phát HSV2 đường sinh dục; điều trị khởi đầu và dự phòng tái nhiễm HSV1 và HSV2 ở da  niêm  mạc, viêm não do HSV1, viêm  màng não nhẹ do HSV2.
Về cách dùng: nguyên tắc: phải dùng sớm ngay khi có triệu chứng, dùng liều cao vì thuốc phân bổ rộng trong các dịch (âm đạo, nước mắt, thủy dịch, tinh dịch, dịch não tủy) và trong các tổ chức (não, thận, phổi, ruột, gan, lách, cơ, tử cung, niêm mạc), sinh khả dụng  đường uống trung bình 20% (15 - 30%). Phải dùng nhiều lần trong ngày vì chu kỳ bán thải ngắn (người lớn khoảng 3 giờ, ở trẻ em 2 - 3 giờ, ở trẻ sơ sinh 4 giờ). Phải dùng kéo dài đúng theo liệu trình (có thể dùng lặp lại khi bệnh tái phát hay dùng dự phòng hàng ngày ở liều thấp hơn, một vài trường hợp có khi còn dùng hầu như suốt đời theo từng định kỳ vì thuốc chỉ ổn định song không chữa khỏi hẳn bệnh). Theo đó, tùy theo tình trạng bệnh mà chọn cách, dạng, liều dùng thích hợp.
Dạng thuốc uống: trong đợt lâm sàng nhiễm herpes sinh dục đầu tiên: dùng 400mg x 3 lần/ ngày x 7 - 10 ngày. Sau đó có thể dùng trong từng đợt tái phát (400mg x 3 lần/ ngày x 5 ngày) hoặc dùng theo kiểu điều trị “khống chế tái phát” (dùng hàng ngày, 400mg x 2 lần /ngày). Dùng kiểu “khống chế tái phát” sẽ hạn chế tần suất tái phát đến 70%. Trong lựa chọn, ngoài việc tính lợi ích điều trị, cần lưu ý đến chi phí vì thuốc khá đắt.
Dạng thuốc tiêm truyền tĩnh mạch: thường chỉ dùng trong trường hợp nặng như nhiễm HSV tiên phát ở miệng hay sinh dục, nhiễm HSV ở trẻ sơ sinh, viêm giác mạc nặng do HSV. Thí dụ trong viêm não do HSV1 dùng 10mg/kg và cứ 8 giờ dùng một lần trong 10 - 14 ngày.
Dạng thuốc dùng tại chỗ: cần dùng kết hợp với thuốc toàn thân (uống hay tiêm tùy trường hợp). Với thuốc mỡ dùng ngay từ khi có triệu chứng, bôi lên nơi tổn thương  5 -  6 lần/ngày  trong 5 - 7 ngày. Với thuốc mắt mỗi ngày tra 5 lần và tiếp tục tra ít nhất là 3 ngày sau khi đã dùng liều điều trị đầu.
Về tính an toàn: Acyclovir cơ bản có tính an toán khá cao. Dùng uống ngắn hạn hay dài hạn (1 năm) có thể gặp nuồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, ban da, nhức đầu nhưng nhẹ; uống hàng ngày, kéo dài (6 năm) không thấy bị tai biến cấp hay mạn gì nghiêm trọng. Riêng trong truyền tĩnh mạch: thường gặp nhất là viêm tĩnh mạch ở vị  trí tiêm. Vì thuốc thải trừ qua thận nếu nồng độ cao sẽ gây kết tủa ở ống thận dẫn tới suy thận cấp nên liều dùng phải căn cứ theo hệ số thanh thải creatinin, tiêm truyền tĩnh mạch chậm (với thời  gian truyền trên 1 giờ ), tránh truyền nhanh hay truyền ngay một lượng lớn, khi dùng phải uống kèm đủ nước. Ít gặp hơn là các  phản ứng thần kinh - tâm thần (ngủ lịm, run, nhầm lẫn, ảo giác, cơn động kinh), tăng nhất thời ure, creatinin, enzyme gan trong máu. Nguy cơ suy thận tăng lên nếu dùng chung với các thuốc gây độc cho thận.
Valacyclovir:
Tiền chất của acyclovir, sản sinh ra acyclovir trong huyết thanh cao gấp 5 lần acyclovir. Vào cơ thể do phải chuyển hóa sang acyclovir mới có hiệu lực nên chậm hơn nhưng lại bền hơn. Liều dùng và số lần dùng trong ngày khác với acyclovir.
 Famciclovir:
 Vào cơ thể sẽ chuyển thành penciclovir có tác dụng chống HSV mạnh hơn, kéo dài hơn acyclovir.
Nhờ có tác dụng mạnh và kéo dài, trong đường uống, người ta thường thích dùng famciclovir, valacyclovir hơn.         
Ngoài 3 thuốc chính trên, người ta còn dùng một số thuốc khác như dùng loại mỡ chứa 3% denotivir trong tái phát herpes sinh dục, dùng moroxydin khi nhiễm HSV ở mắt.                                               
Tính an toàn của thuốc kháng HSV với người mang thai                                                         
 Nghiên cứu bằng cách tích lũy các số liệu dị tật trong những người mang thai phơi nhiễm thuốc trong danh bạ đăng ký thai (thường do nhà sản xuất tiến hành) hay trong những người mang thai phơi nhiễm thuốc trong quần thể chung, sau đó so sánh với tỉ lệ nền dị tật trong dân số.
Số liệu từ Danh bạ đăng ký thai acyclovir (từ 1984 - 1998, do hãng Glaxo welcom thực hiện): có 1.234 trường hợp người mang thai phơi nhiễm acyclovir trong 24 quốc gia, trong đó khảo sát 756 trường hợp phơi nhiễm acyclovir trong 3 tháng đầu thai kỳ, thấy: nguy cơ trẻ sinh ra bị khuyết tật là 3,2%. Tỉ lệ này tương đương với tỉ lệ khuyết tật nền trong dân số.
Số liệu từ những người mang thai phơi nhiễm trong quần thể chung (từ 1996 - 2008, do Đan Mạch thực hiện): trong số 837.795 trẻ em được thống kê có 1804 trẻ sinh ra từ bà mẹ bị phơi nhiễm acyclovir, valacyclovir, famciclovir trong 3 tháng đầu thai kỳ. Tỉ lệ dị tật ở nhóm trẻ này không có sự  khác biệt so với tỉ lệ dị tật ở nhóm trẻ sinh ra từ những bà mẹ mang thai không bị phơi nhiễm kháng sinh cũng không khác với tỉ lệ dị tật nền trong dân số. Kết quả tương tự cũng thấy ở trẻ sinh ra từ những bà mẹ bị phơi nhiễm các thuốc này trong 3 tháng giữa và cuối thai kỳ… Với dạng thuốc dùng ngoài: tỉ lệ dị tật ở nhóm trẻ sinh ra từ bà mẹ mang thai bị phơi nhiễm các kháng sinh trong 3 tháng đầu thai kỳ lần lượt với acyclovir và valacyclovir là 2,3% (65/2.850 trẻ) và 4,2% (5/118 trẻ), không khác biệt với tỉ lệ dị tật ở nhóm trẻ sinh ra từ các bà mẹ mang thai không bị phơi nhiễm. Những kết quả tương tự cũng được tìm thấy ở trẻ sinh ra từ các bà mẹ mang thai bị phơi nhiễm các kháng sinh này trong 3 tháng giữa và cuối thai kỳ (Paasternat B-2010). Tóm lại, acyclovir, valacyclovir, famicyclovir uống hay dùng ngoài an toàn với thai trong suốt thai kỳ.
Theo nguồn suckhoedoisong.vn

Dùng thuốc tránh thai khẩn cấp thế nào?

Thuốc tránh thai khẩn cấp đang được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế, nhất là thời gian gần đây, nhiều trường hợp gây bàn cãi trong dư luận bởi “đã uống thuốc vẫn có thai”. Vậy thuốc tránh thai khẩn cấp sử dụng như thế nào để có hiệu quả?
Sử dụng trong trường hợp nào?
Viên thuốc tránh thai khẩn cấp là một biện pháp tránh thai cho phụ nữ sau khi quan hệ tình dục không được bảo vệ. Thuốc được chỉ định dùng khi hai người nam nữ mới có quan hệ tình dục với nhau không sử dụng biện pháp tránh thai hoặc có sử dụng bao cao su nhưng bao cao su bị thủng hay bị rách. Một số trường hợp khác cũng có thể sử dụng khi người phụ nữ đang sử dụng thuốc uống ngừa thai mà quên uống từ 2 ngày trở lên, đang sử dụng thuốc tiêm tránh thai mà thời gian tiêm bị chậm kỳ quy định. Ngoài ra, viên thuốc tránh thai khẩn cấp cũng được dùng khi đối tượng nữ bị cưỡng bức quan hệ tình dục.
Thuốc tránh thai khẩn cấp hoạt động như thế nào?
Loại thuốc tránh thai này cũng tương tự như thuốc viên tránh thai hàng ngày, nó có chứa hoóc-môn nữ progestin hormone. Tuy nhiên, hàm lượng kích thích tố progestin trong thuốc tránh thai khẩn cấp cao hơn nên ngay lập tức nó có tác dụng ngăn cản sự rụng trứng, tránh dẫn tới thụ thai.
Dùng thuốc tránh thai khẩn cấp thế nào? 1
Không nên sử dụng quá 2 liều viên tránh thai khẩn cấp trong vòng một tháng
Thuốc tránh thai khẩn cấp có an toàn không?
Ngày nay, biện pháp tránh thai khẩn cấp được coi là rất phổ biến và cũng khá an toàn nếu sử dụng theo đúng quy định và chỉ dẫn của thuốc cũng như của bác sĩ. Mặc dù có những bất lợi nhỏ khi dùng thuốc nhưng hầu như không có biến chứng nào trở nên nghiêm trọng.
Một số tác dụng phụ có thể gặp khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp:
- Buồn nôn: tác dụng phụ phổ biến nhất.
- Chảy máu âm đạo bất thường.
- Đau dạ dày.
- Đau đầu.
- Chóng mặt.
- Đau ngực.
- Kinh nguyệt thất thường hoặc rong kinh. Trong trường hợp, chậm kinh kéo dài, bạn nên đi khám hoặc dùng que thử để loại bỏ khả năng có thai.
Dùng thế nào để đạt hiệu quả?
Loại viên thuốc chuyên dụng cho tránh thai khẩn cấp là loại thuốc có progestine liều cao, nó có tác dụng ngăn cản hoặc làm chậm quá trình rụng trứng, có thể ngăn chặn việc làm tổ của trứng, làm biến đổi lớp nội mạc tử cung và có khả năng ngăn ngừa sự thụ thai. Tác dụng của thuốc cũng làm cho dịch nhầy ở cổ tử cung bị đặc lại và dày lên để ngăn tinh trùng xâm nhập vào tử cung hoặc gây cản trở cho đường đi của tinh trùng hoặc trứng trong vòi trứng của tử cung.
Viên thuốc tránh thai khẩn cấp được uống càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong vòng 72 giờ (3 ngày) sau khi có quan hệ tình dục không được bảo vệ. Đến ngày thứ 5 sau khi có quan hệ tình dục vẫn có thể sử dụng viên thuốc tránh thai khẩn cấp nhưng theo nguyên tắc nếu uống càng sớm thì hiệu lực tác dụng của thuốc sẽ càng cao và có thể làm giảm nguy cơ mang thai đến 85%.
Trên thị trường hiện nay, có hai loại viên thuốc tránh thai khẩn cấp thường được sử dụng là loại 2 viên và loại 1 viên. Loại 2 viên có chứa Levonorgestrel 0,75mg, có thể uống cùng một lúc 2 viên hoặc uống viên thứ hai sau viên thứ nhất 12 giờ. Loại 1 viên có chứa Levonorgestrel 1,5mg uống một lần. Sử dụng viên thuốc tránh thai khẩn cấp đôi khi có một số phản ứng phụ xảy ra như: gây buồn nôn, nôn mửa; một vài trường hợp bị đau đầu, chóng mặt, đau bụng, mệt mỏi, căng vú... Các tác dụng phụ này sẽ tự biến mất đi sau một vài ngày mà không cần can thiệp biện pháp y tế. Ngoài ra, viên thuốc tránh thai khẩn cấp cũng có thể gây ra chảy máu bất thường cho tới tận chu kỳ kinh nguyệt sau và kinh nguyệt có thể có sớm hoặc chậm.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo, không nên sử dụng quá 2 liều viên tránh thai khẩn cấp trong vòng một tháng. Trong một số trường hợp nếu không có kinh nguyệt trở lại trong vòng 4 tuần sau khi sử dụng viên thuốc tránh thai khẩn cấp thì có khả năng đã mang thai, vì vậy phải đến ngay cơ sở y tế nhất để được tư vấn kịp thời.
Theo nguồn suckhoedoisong.vn

Có thai, ăn gì để khỏe?

Việc ăn uống của người mẹ là yếu tố quyết định cho sự phát triển của thai nhi, nhau thai, khối lượng máu, sự tạo sữa trong thời kỳ cho con bú và sự lớn lên của trẻ sau khi được sinh ra. Vì vậy, trong thời kỳ có thai,  người mẹ cần được cung cấp đầy đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng.
Về chế độ ăn uống
Chế độ ăn cần tăng thêm năng lượng: Khi có thai, ngoài nhu cầu năng lượng cho người mẹ còn phải cung cấp năng lượng cho sự phát triển của thai nhi, nhất là thời kỳ 3 tháng cuối (2.550Kcal/ngày), như vậy, năng lượng tăng thêm hơn người bình thường mỗi ngày 350 Kcal (khoảng 1 bát cơm đầy).

Bổ sung chất đạm (protein) và chất béo: Ngoài cơm (và các lương thực khác) ăn đủ no, bữa ăn cho bà mẹ có thai cần có thức ăn để bổ sung chất đạm và chất béo giúp cho việc xây dựng và phát triển cơ thể của trẻ. Trước hết, cần chú ý đến các nguồn chất đạm từ các thức ăn thực vật như đậu tương, đậu xanh, các loại đậu khác, vừng và  lạc. Đây là những thức ăn có lượng đạm cao, lại có lượng chất béo nhiều giúp tăng năng lượng bữa ăn và giúp hấp thu tốt các nguồn vitamin tan trong dầu. Chất đạm động vật đáng chú ý là từ các loại thủy sản như tôm, cua, cá, ốc… và có điều kiện nên cố gắng có thêm thịt, trứng, sữa… Nhu cầu chất đạm cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai 3 tháng cuối: 70g/ngày (đạm có chất lượng cao từ thịt, cá, trứng tương đương như sau: 100g thịt lợn, 150g cá hay cua, thêm 100g lạc, 1 quả trứng/ngày là đủ…). Nếu có điều kiện các bà mẹ nên uống bổ sung sữa (400-500ml) tốt nhất sữa bà bầu hoặc sữa đậu nành.
Khi mang thai bà mẹ nên bổ sung DHA, một chất béo không no cần thiết cho sự hoàn thiện hệ thần kinh, đặc biệt là thị giác. Các bà mẹ có thai bổ sung DHA có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch của bé và giúp bé chống chọi với cảm lạnh. DHA có nhiều trong dầu cá, cá và thủy sản. Một số sản phẩm sữa bà bầu hiện nay cũng bổ sung thành phần DHA.
Bổ sung các chất khoáng
Các chất khoáng và vi khoáng là các vi chất chỉ cần một lượng nhỏ nhưng lại có vai trò quan trọng.
Canxi: Khi mang thai, bên cạnh nhu cầu canxi bình thường để cho hoạt động của cơ thể và để giúp xương vững chắc, người mẹ cần thêm canxi để cung cấp cho thai nhi tạo ra xương và mầm răng. Cơ thể người mẹ cần một lượng canxi gấp đôi lúc bình thường (nhu cầu 1.000mg/ngày). Thai càng lớn càng đòi hỏi phải cung cấp nhiều canxi. Nếu cơ thể người mẹ không đáp ứng được sẽ lâm vào tình trạng thiếu hụt canxi. Vì thế, trong ăn uống nên chú ý tới các loại thức ăn có nhiều canxi, phospho như tôm, cua, cá, trứng, phomai, sữa, các hạt họ đậu, rau xanh…
Sắt: Khi có thai, người mẹ thiếu máu do thiếu sắt sẽ có nhiều ảnh hưởng xấu tới thai nhi, có thể gây sảy thai, đẻ non, sinh con có cân nặng sơ sinh thấp và tai biến sản khoa như chảy máu sau sinh. Nguồn sắt từ cơ thể mẹ sẽ truyền sang con, điều này không chỉ tăng cường tốt sức khỏe cho mẹ mà còn là một cách có hiệu quả phòng chống thiếu máu do thiếu sắt cho trẻ em sớm ngay từ thời kỳ bào thai. Sắt có nhiều trong thịt, cá, trứng, các loại nhuyễn thể, ngũ cốc, đậu đỗ các loại và vừng, lạc. Sắt do thức ăn cung cấp thường không đáp ứng được nhu cầu sắt gia tăng trong suốt quá trình mang thai. Vì lý do này, bà mẹ có thai cần được uống bổ sung viên sắt theo hướng dẫn của thầy thuốc.
Kẽm: Kẽm tham gia vào nhiều chuyển hóa quan trọng trong cơ thể. Phụ nữ mang thai cần 10-20mg kẽm mỗi ngày. Nguồn cung cấp kẽm tốt nhất là thịt, cá, đặc biệt là hải sản. Các thức ăn thực vật cũng có kẽm nhưng hàm lượng thấp và khó hấp thu hơn.
Bổ sung các vitamin
Cần đặc biệt chú ý tới vitamin A, D, B1 và acid folic, các vitamin này cần thiết cho các chức năng chuyển hóa bình thường của cơ thể, đồng thời tham gia vào quá trình xây dựng tế bào và tổ chức, chúng cũng giúp phòng chống táo bón.
Vitamin A: Người phụ nữ có thai cần được đảm bảo đủ vitamin A trong suốt thời kỳ mang thai. Sau khi sinh, người mẹ cần đủ vitamin A để cung cấp vitamin A cho con qua sữa. Sữa, gan, trứng… là nguồn cung cấp vitamin A động vật, dễ dàng được hấp thu và dự trữ trong cơ thể để dùng dần. Các loại rau xanh, nhất là rau ngót, rau muống và các loại củ quả có màu vàng, màu đỏ như cà rốt, đu đủ, xoài, bí đỏ là những thức ăn có nhiều caroten còn gọi là tiền vitamin A, vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A.
Vitamin D: vitamin D giúp cho sự hấp thu và chuyển hóa các khoáng chất canxi, phospho. Khi mang thai nếu cơ thể thiếu vitamin D dễ gây các hậu quả như trẻ còi xương ngay trong bụng mẹ vì chỉ khoảng 20% lượng canxi trong thức ăn  được hấp thu. Nhu cầu vitamin D 200 IU/ngày
Vitamin B1: Vitamin B1 là yếu tố cần thiết để chuyển hóa glucid. Ngũ cốc và các loại họ đậu là những nguồn vitamin B1 tốt. Để có đủ vitamin B1 nên ăn gạo không xay sát kỹ quá, bị mục, bị mốc, nên ăn nhiều đậu đỗ là cách tốt nhất bổ sung đủ vitamin B1 cho nhu cầu của cơ thể và chống được bệnh tê phù.
Acid folic (B9): cần thiết cho sự phát triển hệ thần kinh trung ương của thai, đặc biệt là trong những tuần lễ đầu tiên. Nếu thiếu có thể gây nên khuyết tật ống thần kinh. Trong thời gian mang thai, cơ thể người mẹ cần B9 gấp nhiều lần so với lúc bình thường, trong khi đó với dưỡng chất này cơ thể lại không tích trữ được vì vậy cần phải cung cấp đều đặn. Vitamin B9 có nhiều trong các loại rau xanh lá to, màu xanh đậm như: mồng tơi, cải xanh, cải cúc, lạc, hạt dẻ...
Ngoài ra, một số vitamin khác như vitamin C làm tăng sức đề kháng của cơ thể, hỗ trợ hấp thu sắt từ thức ăn góp phần phòng chống thiếu máu do thiếu sắt. Vitamin C có nhiều trong quả chín, rau xanh. Vitamin C dễ bị hao hụt nhiều trong quá trình nấu nướng nên hoa quả chín, nước ép trái cây, rau xanh sẽ là nguồn cung 
Theo suckhoedoisong.vn

Các nhóm thuốc điều trị nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim (NMCT) là tình trạng hoại tử một vùng cơ tim do thiếu máu cục bộ cơ tim kéo dài, thường gây ra bởi sự hình thành cục máu đông trong lòng động mạch vành (ĐMV) gây tắc và làm hoại tử vùng cơ tim mà ĐMV đó nuôi dưỡng.  Điều trị NMCT gồm nhiều biện pháp, tuy nhiên, dù áp dụng biện pháp nào cũng không thể thiếu được các thuốc. Có thể chia các thuốc điều trị NMCT thành các nhóm sau:
Các thuốc ức chế ngưng tập tiểu cầu
Acid salicylic (biệt dược aspirin): Nên sử dụng aspirin càng sớm càng tốt, tốt nhất là ở phòng cấp cứu ngay khi bệnh nhân được chẩn đoán NMCT cấp. Dùng đường tĩnh mạch hoặc đường uống với liều cao có thể tạo ra hiệu quả điều trị nhanh chóng. Sau đó nên tiếp tục điều trị kéo dài (trừ khi có chống chỉ định).
Thienopyridine: Các thuốc ức chế tiểu cầu bao gồm ticlopidine clopidogrel có tác dụng ngăn cản quá trình hoạt hóa tiểu cầu, ngăn ngừa hình thành huyết khối. Thuốc được chỉ định dùng càng sớm càng tốt, ngay khi có các cơn đau thắt ngực. Đây là thuốc bắt buộc dùng trước và sau can thiệp nong động mạch vành và đặt giá đỡ (stent). 
Các nhóm thuốc điều trị nhồi máu cơ tim 1



Thuốc ức chế thụ thể glycoprotein IIb/IIIa của tiểu cầu
Các thuốc ức chế thụ thể glycoprotein IIb/IIIa của tiểu cầu như (abciximab, eptifibatide, tirofibran…) có tác dụng ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu. Do vậy, nhóm thuốc này rất lý tưởng để điều trị NMCT cấp. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của thuốc này là giá thành còn rất đắt.
Các thuốc chống đông
Heparin thường: Trong lâm sàng, heparin được dùng để phòng quá trình lan rộng của huyết khối, ngăn ngừa xuất hiện huyết khối mới, huyết khối đại tuần hoàn và phòng tắc lại ĐMV. Heparin cũng ngăn cản hình thành cục máu đông bền vững do ức chế các yếu tố làm ổn định fibrin. Khi sử dụng heparin, bệnh nhân cần phải được theo dõi chặt chẽ các chỉ số đông máu để điều chỉnh liều thuốc phù hợp, nếu quá liều có thể gây biến chứng chảy máu.
Heparin trọng lượng phân tử thấp: Heparin trọng lượng phân tử thấp có tác dụng gần giống như heparin thường, nhưng có ưu điểm là không cần phải thường xuyên xét nghiệm để đánh giá tác dụng chống đông. Do vậy, việc sử dụng đơn giản hơn, tác dụng kéo dài hơn. Ngoài ra, thuốc ít gây tai biến giảm tiểu cầu hơn so với heparin thường. Các thuốc hay dùng là lovenox, fraxiparin.
Nhóm thuốc nitrate
Tác dụng chủ yếu của các thuốc nhóm này là gây giãn tĩnh mạch ngoại vi dẫn đến giảm lượng máu về tim kết hợp với giãn các tiểu động mạch dẫn đến giảm sức cản ngoại vi, làm giảm tiêu thụ ôxy của cơ tim. Đối với động mạch vành, thuốc cũng có tác dụng giãn động mạch do vậy chống được hiện tượng co thắt mạch vành. Thuốc còn có tác dụng làm tăng cường tuần hoàn bàng hệ tới các khu vực cơ tim bị thiếu máu. Khi bị NMCT, ngay khi xuất hiện đau thắt ngực, cần dùng ngay loại xịt hoặc ngậm dưới lưỡi, tại bệnh viện, bệnh nhân sẽ được sử dụng nitroglycerin dạng tiêm tĩnh mạch bằng bơm tiêm điện với liều khởi đầu thấp và tăng dần tùy theo đáp ứng của bệnh nhân.
Thuốc chẹn thụ thể bêta giao cảm
Chẹn thụ thể bêta giao cảm là nhóm thuốc đối kháng cạnh tranh với các chất giao cảm, làm giảm tần số tim, giảm sức co bóp của cơ tim, do đó làm giảm nhu cầu tiêu thụ ôxy của cơ tim và góp phần làm giảm sự lan rộng vùng hoại tử cơ tim. Ngoài ra, các thuốc này còn có tác dụng phòng và làm giảm tai biến loạn nhịp ngoại tâm thu thất. Nhóm thuốc này không được dùng trong các trường hợp: nhịp chậm, tụt huyết áp, blốc nhĩ thất mức độ cao, hen phế quản, suy tim hoặc choáng tim.
Thuốc điều chỉnh rối loạn lipid máu
Chủ yếu là các thuốc thuộc nhóm statin, các thuốc này không những làm giảm các biến cố tim mạch ở bệnh nhân có rối loạn lipid máu mà còn giảm các biến cố này ở cả bệnh nhân không có rối loạn lipid máu. Do vậy, ngay cả khi các xét nghiệm về mỡ máu cho giá trị bình thường thì việc sử dụng thuốc cũng là hết sức cần thiết.
Thuốc chẹn (ức chế) kênh canxi
Các thuốc này được chia làm 2 nhóm có chống chỉ định khác nhau; đó là nhóm dihydropyridin và nhóm non dihydropyridin. Nhóm non dihydropiridin có tác dụng gây giảm sức co bóp của tim, chậm nhịp tim, do vậy cần tôn trọng chặt chẽ các chống chỉ định của nhóm thuốc này.
Thuốc ức chế men chuyển
Các thuốc nhóm này không những có tác dụng hạ huyết áp mà còn có tác dụng chống rối loạn chức năng thất trái, chức năng nội mạc mạch máu ở bệnh nhân sau NMCT do vậy làm giảm được các biến cố suy tim, NMCT tái phát sau nhồi máu. Do vậy, thuốc được chỉ định sớm ngay khi bị NMCT. Nhược điểm hay gặp nhất của các thuốc nhóm này là triệu chứng ho. Nếu ho ít mà bệnh nhân có thể chịu đựng được thì vẫn nên cho bệnh nhân dùng thuốc. Thuốc nên được dùng bắt đầu bằng liều thấp sau đó tăng dần liều tùy theo đáp ứng của từng bệnh nhân.
Các thuốc tiêu sợi huyết (tiêu cục huyết khối)
Như trên đã nói, các thuốc chống đông chỉ có tác dụng ngăn chặn không cho cục huyết khối hình thành hoặc lan rộng. Thuốc không có tác dụng trực tiếp trên cục huyết khối do vậy chỉ là thuốc dự phòng. Các thuốc tiêu cục huyết khối có tác dụng điều trị vì nó làm mất đi sự cản trở cơ học, làm tái lưu thông lại ĐMV để cung cấp máu trở lại cho vùng cơ tim bị thiếu máu trước đó. Muốn đạt hiệu quả tối ưu, phải dùng thuốc tiêu sợi huyết càng sớm càng tốt (không dùng thuốc nếu NMCT đã quá 12 giờ) dựa trên những tiêu chuẩn về điện tim mà không cần đợi các kết quả về men tim.
Hiệu quả của điều trị phụ thuộc vào thời gian từ khi khởi phát đau ngực đến khi được dùng thuốc tiêu sợi huyết. Chính vì vậy phải dùng thuốc tiêu sợi huyết càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, mặc dù dùng sớm và đúng chỉ định thì thuốc cũng chỉ làm mở thông được khoảng 1/2 các động mạch thủ phạm gây NMCT. Do vậy, ngày nay việc điều trị sớm NMCT cấp chủ yếu dựa vào can thiệp nong động mạch vành và đặt giá đỡ kết hợp với điều trị bằng các nhóm thuốc trên, phương pháp này cho kết quả tốt hơn cả về tỷ lệ sống cũng như hạn chế được các biến chứng lâu dài khác của NMCT.

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh viêm gan mạn tính


Nguyên tắc dinh dưỡng
Ăn uống đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng.
Đảm bảo năng lượng: 1.800 - 1.900 kcal/ngày, trong đó:
- Chất đạm: 1 - 1,5g/kg thể trọng.
- Chất béo: 15 - 20%.
- Chất bột đường: 300 - 400g/ngày.
Nên ăn nhiều bữa nhỏ để giúp hấp thu tốt hơn.
Ăn uống đúng giờ, không để cơ thể bị đói.
Chế độ dinh dưỡng
Chất bột đường: tăng chất bột đường dễ hấp thu từ gạo, ngũ cốc, trái cây ngọt để cung cấp lượng đường cần thiết cho gan.
Chất béo:
Nên ăn những món hấp, luộc.
Nên dùng dầu thực vật, dầu đậu nành, dầu mè. Chất béo từ cá, trứng, đậu mè cũng tốt cho gan.
Hạn chế dùng các thức ăn chiên xào, nướng cháy.
Không nên dùng mỡ, nội tạng động vật.
Protein (chất đạm):
1 - 1,5 g/kg/ngày.
Sử dụng thức ăn hàm lượng đạm cao nhưng ít béo như lòng trắng trứng, thịt gà nạc, thịt heo nạc, cá, sữa tách béo…
Mỗi ngày chỉ cần 200g cá hoặc 100g thịt nạc, trứng và 1 cốc sữa là đủ.
Protein từ cá và sữa bò rất tốt cho người yếu gan vì dễ tiêu hóa.
Vitamin và khoáng chất:
Các vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho gan.
Nên dùng rau củ và trái cây tươi, mềm, ít xơ, nhiều ngọt để cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất,
Mỗi ngày nên ăn ít nhất một loại rau có màu xanh đậm và một loại rau có màu cam (cà rốt, cà chua, bí đỏ...). Trái cây giàu Viatmin C như cam, quýt…
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh viêm gan mạn tính 1
Chất sắt: nên tránh các loại thực phẩm chứa nhiều chất sắt như thịt đỏ (bò, heo, cừu…), gan, huyết, rau lá xanh (rau cải xoong, rau bina, cải xoăn…), lúa mạch, yến mạch…trong quá trình điều trị Interferon. Tránh nấu ăn bằng nồi sắt hoặc dùng thuốc bổ có chất sắt.
Sữa: nên dùng khoảng 1 - 2 ly sữa/ngày để cung cấp thêm nguồn đạm, canxi, vitamin D cho cơ thể (sữa đậu nành, sản phẩm sữa bò đã tách béo, sản phẩm sữa bò có thành phần chất béo nguồn gốc thực vật), không nên dùng các loại sữa bò nguyên kem. Có thể dùng các chế phẩm từ sữa như: yaourt, phômai…
Cần tránh: những thực phẩm lạ dễ gây dị ứng, tránh ăn thực phẩm ôi thiu, các chất phụ gia độc hại, phẩm màu tổng hợp, các chất bảo quản thực phẩm.
Không dùng gia vị, rượu, bia, chất kích thích...  
Theo suckhoedoisong.vn

5 điều cần biết về u nang buồng trứng & u xơ tử cung




Để bảo vệ sức khỏe của chính mình, phụ nữ cần nắm rõ 5 điều sau:
1. Bệnh diễn tiến âm thầm: U nang buồng trứng và u xơ tử cung đều không có dấu hiệu khởi phát. U nang buồng trứng thường được phát hiện khi u nang đã lớn gây ra khí hư, rối loạn kinh nguyệt, đau vùng bụng dưới… Trong khi đó, u xơ tử cung thường được phát hiện tình cờ khi sinh hoặc khám phụ khoa, cũng gây rối loạn kinh nguyệt, đau tức vùng chậu, đau khi giao hợp, tiểu gắt...
2. Nguyên nhân: U nang buồng trứng có thể là do chức năng của tuyến giáp bị giảm hoặc do nguyên nhân nội tiết tố, hay do chu kỳ kinh không phóng noãn, qua nhiều chu kỳ nang noãn tăng dần kích thước thành u nang buồng trứng. Trong khi đó yếu tố quan hệ tình dục sớm và không an toàn, nạo phá thai nhiều lần… có thể gây ra u xơ tử cung. Y học cũng cho rằng nội tiết tố và hormone cũng là những yếu tố ảnh hưởng tới bệnh này.
3. Những biến chứng: Tuy u xơ, u nang được xem là lành tính, nguy cơ dẫn đến ung thư không cao, nhưng nếu để lâu không trị có thể gây ra những biến chứng nguy hại khác như tắc vòi dẫn trứng, vô sinh, viêm nhiễm  ổ bụng, xoắn vỡ khối u, dễ bị sẩy thai, sinh non...
4. Đối tượng dễ mắc bệnh: Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có nguy cơ cao bị u xơ tử cung và u nang buồng trứng. Trong đó phụ nữ trung niên bao gồm phụ nữ độc thân và phụ nữ sinh nở trên 3 lần hoặc mang đa thai có nguy cơ mắc phải u xơ tử cung cao. Ngoài ra, phụ nữ béo phì, thừa cân; phụ nữ có bà, mẹ từng mắc phải 2 căn bệnh này cũng nằm trong nhóm nguy cơ.
5. Cách phòng và khắc phục: Khám phụ khoa định kỳ, tầm soát ung thư cổ tử cung, tránh stress, quan hệ tình dục an toàn, cân bằng dinh dưỡng và bổ sung viên uống có chiết xuất từ thảo dược quý như cây xạ đen, trinh nữ hoàng cung…- những thảo dược có tác dụng hỗ trợ điều trị u nang buồng trứng, u xơ tử cung hiệu quả và an toàn.

7 dấu hiệu gợi ý tim có vấn đề

 
 
Ở Mỹ, bệnh tim là hung thủ chính dẫn đến tử vong, hàng năm số lượng nam nữ chết vì bộc phát bệnh tim tương đồng.

Thông thường bệnh tim có những triệu chứng sau: phần ngực có áp lực hoặc bị chèn ép, đau nhức. Cảm giác đau nhức có thể khuếch trương lên tận cổ, vai và cằm dưới.

Phần ngực không thoải mái kèm theo triệu chứng hoa mắt, đau đầu, buồn nôn, đổ nhiều mồ hôi và khó thở.

Tuy nhiên, đa phần nữ giới không xuất hiện đau nhức ngực. Trước đó trong một điều tra của tạp chí “Tuần hoàn”, khi 515 phụ nữ phát tác bệnh tim, 43% không có cảmgiác đau nhức ngực mà điển hình là các triệu chứng sau:

Mệt mỏi cực độ

Trước khi phát tác bệnh tim mấy ngày hoặc mấy tuần, hơn 70% nữ giới thường yếu đuối, mệt mỏi tương tự như bị cảm, có thể đột nhiên cảm thấy không có sức lực, thậm chí cầm một chiếc laptop còn cảm thấy mất sức.

Đau nhức cực độ

Có thể nữ giới không có cảm giác tức ngực mà cảm thấy ngực hơi căng, nhức nhưng không hoàn toàn ở vùng tim. Cảm giác đau nhức và bị chèn ép có thể phát tác ở xương ức, vai, lưng trên, cổ và hàm trên.

Buồn nôn hoặc chóng mặt

Trước khi phát tác bệnh tim, phụ nữ thường có các triệu chứng như tiêu hóa không tốt, nôn mửa, cho dù bản thân bạn cảm giác vẫn có thể chịu đựng được nhưng dấu hiệu này không nên xem nhẹ.    

Đổ nhiều mồ hôi

Khi ở trong một tình hưống không rõ nguyên nhân, đột nhiên bạn đổ nhiều mồ hôi làm cho toàn thân ướt thẫm, sắc mặt trắng bợt hoặc xám ngoét thì cũng không nên xem nhẹ.

Khó thở

58% nữ giới khi nói chuyện thở hổn hển hoặc biểu hiện không thể tiếp tục trao đổi.

Mất ngủ

Hơn một nửa nữ giới đều khó chìm vào giấc ngủ hoặc ban đêm dễ tỉnh giấc trong mấy tuần trước khi xảy ra bệnh động mạch vành.

Lo lắng

Tiến sỹ y học Đại học Colombia Marian cho biết, nhiều phụ nữ trước khi bộc phát bệnh tim, đều có cảm giác lo lắng, sợ hãi hoặc cảm giác u ám lo bị diệt vong. Mặc dù hiện tại chuyên gia không rõ nguyên nhân nhưng sự thật thì đích thực như vậy. Điều này chứng tỏ cơ thể nhắc nhở bạn cần phải chú ý. 

Theo Dân trí

Ai phải dùng insulin để trị bệnh?


Hiện nay insulin vẫn là một “vũ khí” chiến lược trong điều trị đái tháo đường (ĐTĐ). Tuy nhiên, không chỉ bệnh nhân mà ngay cả bác sĩ vẫn còn trù trừ khi dùng thuốc này, mặc cho chỉ định dùng thuốc là cần thiết.
Insulin 
Insulin là một hoóc-môn do tế bào  tụy tiết ra, có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát chuyển hóa các chất đường, đạm và mỡ, không có insulin tính mạng cơ thể sẽ bị đe dọa.
Tác dụng quan trọng nhất của insulin là làm giảm đường trong máu. Insulin được tụy tiết ra liên tục 24 giờ trong ngày, và còn được tiết ra theo nhu cầu từng lúc của cơ thể. Sự tăng đường máu sẽ kích thích tụy sản xuất insulin, nhất là sau các bữa ăn. Khi đường máu giảm, hoặc khi đói thì tụy sẽ giảm tiết insulin. Ngoài ra, tụy luôn tiết một lượng insulin tối thiểu để duy trì chuyển hóa cơ bản gọi là insulin nền.

Có hai loại ĐTĐ chính, ĐTĐ týp 1 xảy ra do tụy giảm tuyệt đối tiết insulin, và ĐTĐ týp 2 là do tụy giảm tương đối tiết insulin và/hoặc đề kháng insulin ở mô ngoại vi. Trong điều trị, bệnh nhân ĐTĐ týp 1 cần phải dùng insulin suốt đời; còn bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có thể dùng thuốc viên, nhưng đến một lúc nào đó thì họ cũng cần đến insulin để kiểm soát bệnh.
Ra đời vào năm 1922, thuốc  insulin đã tạo nên một cuộc cách mạng trong điều trị ĐTĐ và hiện nay nó vẫn đóng vai trò chủ lực trong các phác đồ điều trị ĐTĐ týp 1 và týp 2. Dùng thuốc insulin để thay thế quá trình bài tiết insulin sinh lý của tuyến tụy nhằm kiểm soát nồng độ đường huyết, nhưng cần hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra cơn hạ đường huyết.
Hiện nay, trên thị trường có nhiều dạng insulin khác nhau về đặc tính dược động học và thời gian tác dụng. Insulin là một protein  nên khi uống vào đường tiêu hóa sẽ bị phân hủy, vì vậy phải dùng theo đường tiêm. Các loại insulin uống và xịt qua đường hô hấp vẫn còn đang trong giai đoạn thử nghiệm.
Chỉ định dùng insulin
1. Bắt buộc với ĐTĐ týp 1, ĐTĐ thai kỳ.
2. ĐTĐ týp 2 khi có:
- Mất bù do stress, nhiễm trùng, vết thương cấp, tăng đường huyết với tăng xê-tôn máu cấp nặng. Sụt cân không kiểm soát được.
- Can thiệp ngoại khoa.
- Có thai.
- Suy gan, thận.
- Dị ứng với các thuốc hạ đường huyết uống.
- Chỉ định tạm thời ngay khi có đường huyết tăng cao >250 -300 mg/dl (14 - 6,5 mmol/l), HbA1c > 11%.
3. ĐTĐ có hôn mê toan xê-tôn hoặc tăng áp lực thẩm thấu.
4. ĐTĐ do bệnh lý tuỵ: viêm tuỵ mạn, sau phẫu thuật cắt tuỵ…
5. Trong một số trường hợp, nhu cầu insulin của bệnh nhân tăng cao: do dùng thuốc gây tăng đường huyết như corticoid.
Phân loại insulin
Dạng tác dụng rất nhanh (apart, lispro) khởi phát tác dụng 10 - 20 phút khởi phát tác dụng 2 - 5 giờ. Tương tự loại tác dụng nhanh (regular), 15 - 30 phút, 4 - 8 giờ;  bán chậm (lente, NPH) 1- 2 giờ, 10 - 16 giờ; tác dụng chậm (glargin, detemir), 1,5 giờ,
22 - 24 giờ; hỗn hợp bán chậm/rất nhanh, 15 phút, 12 giờ; hỗn hợp bán chậm/nhanh, 30 phút, 12 giờ.
Liều tiêm insulin
 Do bác sĩ chỉ định, liều tham khảo:
- Liều insulin cần thiết ở những bệnh nhân ĐTĐ týp 1 từ 0,5 - 1,0 UI/kg cân nặng. Liều khởi đầu thường từ 0,4 - 0,5 UI/kg/ngày. Liều thông thường 0,6 UI/kg, tiêm dưới da 1-2 lần trong ngày. Sau đó, căn cứ trên kết quả đường huyết mà tăng hoặc giảm liều insulin từ 1 - 2 UI/lần.
Lời khuyên của thầy thuốc
Có hai loại ĐTĐ chính, ĐTĐ týp 1 xảy ra do tụy giảm tuyệt đối tiết insulin, và ĐTĐ týp 2 là do tụy giảm tương đối tiết insulin và/hoặc đề kháng insulin ở mô ngoại vi. Trong điều trị, bệnh nhân ĐTĐ týp 1 cần phải dùng insulin suốt đời; còn bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có thể dùng thuốc viên, nhưng đến một lúc nào đó thì họ cũng cần đến insulin để kiểm soát bệnh.
-  Liều insulin ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2: khởi đầu từ 0,2 UI/kg/ngày. Thường 0,3 - 0,6 UI/kg/ngày.
- Liều insulin nền 0,1 - 0,2 UI/kg.
Các phác đồ điều trị
Có nhiều phác đồ điều trị insulin khác nhau.
- Đối với ĐTĐ týp 1 thường sử dụng phác đồ tiêm 2 - 4 mũi/ngày.
- Đối với ĐTĐ týp 2, ngoài phác đồ như ĐTĐ týp 1 có thể sử dụng thêm phác đồ 1 mũi insulin (lente, NPH, detemir, hoặc glargin) kết hợp với thuốc viên.
- ĐTĐ thai kỳ thường sử dụng phác đồ 1- 4 mũi/ngày tùy theo nồng độ đường huyết của bệnh nhân.
Tác dụng không mong muốn
Nhìn chung insulin rất ít độc nhưng cũng có thể gặp các tác dụng không mong muốn sau:
- Hạ đường huyết: thường gặp khi tiêm insulin quá liều, hoặc tiêm insulin xong nhưng ăn muộn hoặc bỏ bữa ăn.
- Dị ứng: có thể xuất hiện sau khi tiêm lần đầu hoặc sau nhiều lần tiêm insulin, tỉ lệ dị ứng nói chung thấp.
Phản ứng tại chỗ tiêm. Ngứa, đau, cứng hoặc u mỡ vùng tiêm. Để tránh tác dụng phụ này, nên thay đổi vị trí tiêm thường xuyên và các mũi tiêm cách nhau 3 - 4cm (hoặc 2 - 3 khoát ngón tay).
Bảo quản insulin
Insulin được bảo quản ở nhiệt độ 4 - 8oC, vì vậy nên cất insulin trong ngăn mát (ngăn chứa trái cây) của tủ lạnh. 
Theo suckhoedoisong.vn

Cách trị tê chân tay ở bệnh nhân đái tháo đường

Biến chứng thần kinh khá phổ biến ở các bệnh nhân đái tháo đường, nhất là các bệnh nhân kiểm soát đường máu không tốt. Tính chung thì khoảng 60-70% bệnh nhân đái tháo đường có biến chứng này, chủ yếu là biến chứng thần kinh ngoại biên (bao gồm dây thần kinh vận động ở tay - chân). Đáng chú ý là ngay tại thời điểm được phát hiện đái tháo đường đã có gần 10% số bệnh nhân có biến chứng thần kinh. 
Biến chứng thần kinh ngoại biên thường xuất hiện sớm và dễ nhận biết với các biểu hiện như đau cơ, cảm giác tê bì, kiến bò, kim châm; nóng bỏng hay tê lạnh, thậm chí rát bỏng ở đầu ngón tay, ngón chân.
Tê chân tay -  biểu hiện của biến chứng thần kinh ở bệnh nhân đái tháo đường
Biến chứng thần kinh ngoại biên: Thường xuất hiện sớm, Tổn thương chủ yếu ở chi trên và chi dưới, bao gồm các triệu chứng như: cảm giác tê bì, kiến bò, kim châm, đau cơ, nóng bỏng hay tê lạnh, thậm chí rát bỏng ở đầu ngón tay, ngón chân. Đau hay tê tự phát vào ban đêm, không có chu kỳ, không khu trú. Đặc biệt là đau cả lúc nghỉ ngơi, nhưng lại giảm đi khi vận động. Đây là dấu hiệu phân biệt với tổn thương các mạch máu ở chi dưới trong bệnh đái tháo đường (viêm động mạch chi dưới).


Khi tổn thương thần kinh ngoại biên nặng do đái tháo đường, bệnh nhân có thể bị teo cơ, liệt nhẹ. Khi đó, cảm giác ở bàn tay bàn chân giảm, mức độ sừng hoá da tăng lên, có thể xuất hiện các ổ loét da giữa các vùng sừng hoá mà người bệnh không biết.

Cách trị tê chân tay ở bệnh nhân đái tháo đường 1


Ngoài ra, còn hai nhóm tổn thương do biến chứng thần kinh ở bệnh nhân đái tháo đường là:
Biến chứng thần kinh vận động: thường ít gặp hơn. Trong biến chứng này, các dây thần kinh bị viêm với các biểu hiện: sụp mi mắt (tổn thương dây thần kinh số 3), lác ngoài (dây thần kinh số 4), liệt mặt (dây thần kinh số 7), mất vận động nhìn ngoài (dây số 6), điếc (dây số 8).
Biến chứng thần kinh thực vật: thường kết hợp với các biến chứng thần kinh ngoại biên, và được coi là rối loạn thần kinh nội tạng. Có thể gặp như: nhịp tim nhanh khi nghỉ, giảm sự tiết mồ hôi, giảm sự co giãn của đồng tử, giảm trương lực cơ hệ tiêu hoá (buồn nôn, nôn hay đầy bụng sau khi ăn,…), giảm co bóp cơ bàng quang (gây ứ đọng nước tiểu), liệt dương ở nam giới.
Nguyên nhân gây biến chứng thần kinh ở các bệnh nhân đái tháo đường
Cơ chế gây tổn thương thần kinh ở các bênh nhân đái tháo đường chưa được biết rõ, có thể do tình trạng đường máu cao kéo dài sẽ gây tổn thương (tắc, hẹp) các mạch máu nhỏ nuôi dây thần kinh. Mặt khác đường máu cao còn sinh ra các sản phẩm chuyển hóa gây độc cho dây thần kinh.
Hậu quả là các dây thần kinh bị thoái hóa, tốc độ dẫn truyền các tín hiệu bị chậm lại, có khi mất hẳn. Hầu hết những tổn thương này có tính chất thoái hóa vĩnh viễn, và khi có trên 50% số sợi trục bị tổn thương thì khả năng phục hồi là không thể.
Ngoài việc không kiểm soát tốt đường máu, có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc biến chứng thần kinh ở bênh nhân đái tháo đường như: thời gian bị đái tháo đường lâu; tuổi cao (tỷ lệ bị biến chứng thần kinh là 5% ở những bệnh nhân 25-29 tuổi, nhưng tăng cao tới 44,2% ở những người 70-79 tuổi).
Điều trị và ngăn ngừa biến chứng thần kinh ở bệnh nhân đái tháo đường
Nếu đang mắc các bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường thì tê chân tay chính là biến chứng thường gặp và nguy hiểm của bệnh, cần điều trị sớm theo hướng dẫn sau:
Theo dõi và kiểm soát đường máu ở giới hạn cho phép qua chế độ ăn uống cân bằng, khoa học và dùng thuốc kiểm soát đường huyết theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Điều trị sớm các biến chứng thần kinh bằng các sản phẩm có tác dụng điều trị viêm đau dây thần kinh và các rối loạn chức năng thần kinh, điều trị tê chân tay, và ngăn ngừa biến chứng thần kinh nặng thêm. Vindermen là dược phẩm có tác dụng điều trị này và nhanh chóng giúp người bệnh hết triệu chứng đau hoặc tê chân tay, ngăn biến chứng nặng thêm và người bệnh nhanh chóng khỏe mạnh, hoạt bát.
 Bên cạnh đó, tập luyện thể thao đều đặn, chăm sóc bàn tay, bàn chân hàng ngày (giữ sạch, rửa bằng nước ấm, tránh trầy xước,…) và nên khám sức khỏe định kỳ hàng năm để kiểm soát bệnh và phát hiện các biến chứng sớm nhất.
Theo nguồn sức khỏe đời sống

Author Name

MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.